Soạn bài Phiêu lưu cùng trang sách - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Phiêu lưu cùng trang sách ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Phiêu lưu cùng trang sách - ngắn nhất Kết nối tri thức

1 (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Phim Hoàng Tử Bé.

2 (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

- Phim: Sinh động, trực quan bởi nhiều hình ảnh mà đạo diễn xây dựng.

- Sách: Người đọc phải tự vận động trí tưởng tượng của bản thân để hình dung những điều mà tác giả miêu tả.

3 (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Phiêu lưu cùng trang sách

Phiêu lưu cùng trang sách

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 99 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Văn bản nghị luận văn học

- Là một loại của văn nghị luận, sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ về một vấn đề văn học (tác giả, tác phẩm, thể loại,…) 

- Lí lẽ là những nhận xét cụ thể của người viết về tác giả, tác phẩm, thể loại,…

- Bằng chứng thường được lấy từ tác phẩm văn học.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Mỗi ngày một cuốn sách - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Mỗi ngày một cuốn sách trang 99, 100, 101, 102 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Mỗi ngày một cuốn sách - ngắn nhất Kết nối tri thức

Trước khi đọc

1 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Tấm Cám

Mỗi ngày một cuốn sách

2 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Còn Cám đã xấu xa lại lười biếng. Mọi công việc trong nhà đều do Tấm làm hết. Mỗi khi gặp phải khó khăn, Tấm nhận được sự giúp đỡ của Bụt. Sau này, Tấm trở thành hoàng hậu. Nhưng mẹ con Cám vẫn tìm cách hãm hại nàng. Mượn ngày giỗ cha, dì ghẻ gọi Tấm về rồi tìm cách giết chết. Sau khi chết, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Để rồi cuối cùng trở lại làm người và được đoàn tụ với nhà vua. Còn mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.

3 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Hoàng Tử Bé của NXB Nhã Nam vì khiếu hài hước thể hiện qua ngòi bút minh họa của Joann Sfar khiến Hoàng tử bé trở nên gần gũi hơn, đặc biệt đối với các bạn nhỏ. Một món quà đầy cảm hứng dành cho độc giả yêu mến Hoàng tử bé.

Cùng đọc và trải nghiệm

Sách hay cùng đọc

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Chọn 2 chủ đề: 

+ Thế giới cổ tích 

+ Gõ cửa trái tim 

Câu 2 (trang 99 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

* Chủ đề Thế giới cổ tích

- Quyển 1: Thánh Gióng.

+ Thông tin sách: SGK Ngữ Văn 6 tập 1, trang 19, NXB Giáo dục.

+ Tóm tắt nội dung: 

Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con. Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử. Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói. Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước. Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc. Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi. Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan. Gióng cùng ngựa sắt lên núi Sóc Sơn và bay lên trời. Vua nhớ công ơn, lập đền thờ.

+ Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn Thánh Gióng đánh giặc Ân.

 Soạn bài Sách hay cùng đọc | Hay nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức

- Quyển 2: Sự tích hồ Gươm.

+ Thông tin sách: SGK Ngữ Văn 6 tập 1, trang 19, NXB Giáo dục.

+ Tóm tắt nội dung: 

Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần. Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước. Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm. Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần. Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

+ Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn văn miêu tả cảnh Lê Lợi trả gươm thần cho thần Rùa.

Soạn bài Sách hay cùng đọc | Hay nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức

* Chủ đề Gõ cửa trái tim

- Quyển 1: Bố con cá gai.

+ Thông tin sách: In năm 2000, NXB Nhã Nam, tác giả Cho Chang-In.

+ Tóm tắt nội dung: 

Nội dung tác phẩm là câu chuyện về hai bố con kiên cường, dũng cảm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo của đứa con, từ lúc em còn 3 tuổi cho đến giờ em đã lên 10. Thế nhưng em bé Daum lại rất giỏi, em chịu đau không hề khóc, em suy nghĩ lạc quan về cuộc sống. Em rất thông minh, quan tâm đến bố, rất hiểu chuyện vì em không muốn bố phải lo lắng. Còn người bố, dành cả tuổi trẻ để bên con, chăm sóc đứa con bị bệnh. Hơn ai hết bố hiểu chỉ cần bố vẫn còn niềm tin, sức sống thì sẽ truyền cảm hứng cho đứa con nhỏ tội nghiệp chiến thắng bệnh tật.

+ Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn cuối truyện khiến em khóc vì quá cảm động.

Soạn bài Sách hay cùng đọc | Hay nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức

- Quyển 2: Chiếc lược ngà.

+ Thông tin sách: Tác giả Nguyễn Quang Sáng, trích trong 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, NXB Thông tin, Hà Nội, 1990.

+ Tóm tắt nội dung: 

Truyện kể về gia đình anh Sáu – một cán bộ kháng chiến. Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu, con gái anh, chưa đầy một tuổi. Tám năm sau, anh mới có dịp trở về thăm nhà, thăm con. Nỗi vui mừng, niềm phấn khởi sắp được gặp lại con gái yêu khiến anh sung sướng vô cùng. Nhưng trớ trêu thay, bé Thu không chịu nhận anh là cha, một mực cự tuyệt dù mọi người đã hết lời giải thích. Nguyên nhân là do vết sẹo trên mặt anh Sáu khiến anh không giống với bức hình mà bé Thu đã giữ từ lâu. Nhờ bé Thu tâm sự với ngoại điều ấy mà mọi việc mới vỡ lẽ ra. Cha con nhận ra nhau cũng là lúc anh Sáu phải trở về chiến khu. Buổi sáng chia tay trên bến sông thật cảm động. Bé Thu ôm chặt anh Sáu không muốn rời. Dù rất yêu con nhưng vì nhiệm vụ chiến đấu, anh Sáu phải lên đường. Anh Sáu hứa sẽ trở về và tặng con một chiếc lược. Trên chiến khu, anh Sáu ngày đêm mong nhớ con. Anh dành hết tình yêu con vào việc làm chiếc lược ngà. Mỗi chiếc răng lược chất chứa muôn vàn nỗi nhớ và tình yêu mến con. Thật không may, trong một trận càn ác liệt của địch, anh Sáu đã hi sinh. Trước lúc ra đi, anh kịp gửi lại chiếc lược cho người đồng đội và nhờ trao lại cho con bé. Câu chuyện còn tiếp tục khi mười mấy năm sau, trong một chuyến đi công tác, người đồng đội của anh Sáu năm xưa bất ngờ gặp được bé Thu. Ông đã trao lại cây lược và kể về anh Sáu cho bé Thu nghe khiến bé Thu vô cùng xúc động. Tình cha con được gắn kết trong niềm hạnh phúc lẫn đau thương vô tận.

+ Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn trích nhận cha con của bé Thu và ba đã gây cho em nhiều xúc cảm.

Soạn bài Sách hay cùng đọc | Hay nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Cuốn sách yêu thích

Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn 6 tập 2 mới)

Cuốn sách yêu thích: Bố con cá gai.

Soạn bài Cuốn sách yêu thích | Hay nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

- Nhan đề nêu ra hai nhân vật chính trong câu chuyện: người bố - người con.

- Nhan đề so sánh bố con nhà họ với cá gai. So sánh như vậy mang dụng ý của tác giả về những con người nhỏ bé nhưng kiên cường.

Câu 2 (trang 100 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Tại sao?

- Phần mở đầu của cuốn sách ta thấy ngay lời trách yêu của người con với bố "Bố thật là một tên ngốc". Câu chuyện bắt ngay vào giọng kể của người con, xưng "tôi" mang tính chân thực cho câu chuyện. Mặc dù là lời trách nhưng người con ngay sau đó đã thể hiện rằng mình hiểu hết sự quan tâm và tình yêu của bố.

Câu 3 (trang 100 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?

- Em đã được gặp những con người kiên cường, đi đến khắp nơi của đất nước Hàn Quốc nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là bệnh viện.

Câu 4 (trang 100 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?

- Đọng lại trong tâm trí em là cái kết đau thương mà tác giả đã viết. Người bố cùng con mình đã chiến thắng căn bệnh quái ác, trải qua bao nhiêu đau khổ. Người con cuối cùng cũng khỏi bệnh nhưng người bố lại chính vì căn bệnh ấy mà qua đời.

- Em thích cuốn sách vì nó thể hiện tình cảm cha con thiêng liêng, sức mạnh phi thường của cả hai cha con. Bên cạnh đó cũng nhắc nhở mọi người phải yêu thương người thân trong gia đình, quý trọng thời gian bên cạnh họ. Em đặc biệt ấn tượng với câu này: "Nhưng mà con trai à, con là tất cả của bố. Dù bố có chết nhưng không phải là chết đâu."

Gặp gỡ tác giả

1. Theo dõi: Vấn đề được nêu ra để bàn luận. 

Điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt của núi trong thơ Lò Ngân Sủn.

2. Theo dõi: Những bằng chứng để làm rõ vấn đề.     

- Nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của núi rừng. 

- Khi lớn lên, thế giới của nhà thơ rộng mở hơn nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của Tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn nhà thơ,…. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

“Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi” là văn bản nghị luận về hồn thơ núi rừng của Lò Ngân Sủn. Hồn thơ ấy xuất phát từ chính nơi sinh thành cũng như tình yêu của tác giả với vùng đất quê hương mình.

2. Trả lời câu hỏi 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu a. (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của núi rừng. 

Câu b. (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài là: 

“Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?” 

Câu c. (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Những đoạn thơ được dẫn trong bài đóng vai trò làm bằng chứng để làm rõ vấn đề. 

Câu d. (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

- Tổng hợp và kết luận về vấn đề đã được nêu ra bàn luận. 

Phiêu lưu cùng trang sách

Câu 1 (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Bộ phim được chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học có nội dung liên quan chủ đề đã học: Thần thoại sử Việt – Truyền thuyết Thánh Gióng.

Câu 2 (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

So sánh điểm tương đồng, khác biệt giữa nội dung, hình thức của phim và sách.

- Tương đồng: Cốt truyện giống nhau.

- Khác biệt:

+ Hình thức: 

Truyện: Ngôn ngữ.

Phim: Hình ảnh, âm thanh.

+ Nội dung: Có một số điểm lệch nhất định trong 2 hình thức. Bộ phim có nhiều từ ngữ thêm thắt như các lời thoại của nhân vật, chưa có phần chỉ ra các địa danh mà Thánh Gióng để lại vết tích.

Câu 3 (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)

Thiết kế pô-xtơ giới thiệu bộ phim đã xem hoặc vẽ lại bìa cuốn sách yêu thích.

Soạn bài Phiêu lưu cùng trang sách | Hay nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Soạn bài Phiêu lưu cùng trang sách | Hay nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Sách hay cùng đọc (trang 99, 100) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Sách hay cùng đọc trang 99, 100 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Sách hay cùng đọc (trang 99, 100) - ngắn nhất Kết nối tri thức

1 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Quê hương yêu dấu, Thế giới cổ tích.

2 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

* Thế giới cổ tích: Cây tre trăm đốt

Sách hay cùng đọc

- Biên soạn lời: Kim Ngọc, tranh: Trần Gia Khang, NXB Kim Đồng

- Tóm tắt nội dung: Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Thế nhưng đi tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

- Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay), “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay).

* Quê hương yêu dấu: Quê hương bé nhỏ

Sách hay cùng đọc

- Tác giả Gael Faye, Quỳnh Lê dịch, NXB Trẻ

- Tóm tắt nội dung: Mỗi đứa trẻ đều có một quê hương để yêu thương. Quê hương của cậu bé Gaby 11 tuổi ở đất nước Burundi cũng đẹp và quyến rũ như mọi quê hương trên đời, nơi cậu sống cùng em gái, với người mẹ của cậu di cư từ nước Rwanda láng giềng và người cha gốc Pháp. Ở khu phố của cậu là nhóm bạn có những đứa con lai Âu chơi với nhau, những bữa tiệc ngoài vườn vui vẻ giữa các gia đình, và những người hàng xóm đủ chủng tộc đến ngạc nhiên. Nhưng rồi đất nước bé nhỏ rơi vào loạn lạc, xung đột sắc tộc bùng phát, những người hàng xóm bỗng chốc thành sát thủ của nhau, và cậu bé rơi vào dòng xoáy của những bạo lực và thảm sát hàng loạt. Giữa ngập tràn bạo lực, cái chết và nỗi sa đọa của phẩm giá con người, Gaby tìm cách giữ lấy cho mình phần người còn lại, nhưng thương tích tâm hồn còn mãi...

- Nhận định về cuốn sách: Câu chuyện đầy cảm xúc viết về số phận nhỏ bé của con người trong quá trình xung đột cũng như hóa giải hậu xung đột của một thảm họa nhân đạo lớn nhất thập niên 1990, khi các quốc gia phương Tây gần như đứng ngoài bỏ mặc mọi sự diễn ra. Nhân vật chính là bản phóng chiếu của tác giả, đứa trẻ đã tới Pháp để thoát khỏi cuộc xung đột, để lại cha mẹ nơi đó, và rồi kể lại câu chuyện hai mươi năm sau... Câu chuyện trải từ trong trẻo đến dữ dội viết bằng bút pháp xuất sắc đã giúp tác phẩm đoạt giải Goncourt Thiếu niên 2016 và nhiều giải thưởng khác của Pháp, góp phần đưa tác giả thành một trong 50 người Pháp nổi bật.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Cuốn sách yêu thích (trang 100) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Cuốn sách yêu thích trang 100 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Cuốn sách yêu thích (trang 100) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Chọn một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học. Trong quá trình đọc, suy nghĩ về những điều sau:

Cuốn sách yêu thích

1 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Hoàng Tử Bé – vì câu chuyện xảy ra xung quanh nhân vật này.

2 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Phần mở đầu là lời tác giả gửi tặng người bạn của mình – những ngày còn bé. 

3 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

- Nhân vật: Hoàng tử bé, nhà vua "điều khiển" các ngôi sao, gã khoác lác, bợm nhậu, nhà doanh nghiệp,…

- Địa điểm: Tiểu tinh cầu B612, một vài tiểu tinh cầu khác (có số từ 325 đến 330),…

4 (trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Đây là chuyến phiêu lưu kì thú với nhiều điều kì lạ – lí do mà em thích cuốn sách.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi trang 100, 101, 102 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi

Bố cục

Xem thêm Bố cục Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi

1. Đọc văn bản

Theo dõi (trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Vấn để: Lí giải những nguyên nhân đã nuôi dưỡng và bồi đắp vẻ đẹp mạnh liệt của núi trong thơ ông.

Theo dõi (trang 101 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Trích đoạn từ các bài thơ của Lò Ngân Sủn: Đỉnh núi xa vùng mãnh liệt, Chiều biên giới, Đi trên chín khúc Bản Xèo

2. Trả lời câu hỏi

a (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Vì những bài thơ của Lò Ngân Sủ khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.

b (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?

c (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Đó là những bằng chứng minh họa cho vấn đề cần bàn luận.

d (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 2):

Câu cuối cùng khẳng định, nhấn mạnh vấn đề đã nhắc ở những câu mở đầu.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật - ngắn nhất Kết nối tri thức

Hoàng Tử Bé:

Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật

Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc trang 104 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - ngắn nhất Kết nối tri thức

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài: Cô bé bán diêm – sự thờ ơ, vô cảm.

b. Tìm ý:

- Sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

- Kết thúc truyện để lại cho em ấn tượng nhất.

- Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.

- Ý kiến: Chúng trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển.

c. Lập dàn ý:

- Mở bài: Sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

- Thân bài:

+ Thờ ơ, vô cảm trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển.

+ Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, bang hoại về đạo đức con người.

+  Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thơ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.

- Kết bài:

+ Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.

+ Chúng ta phải biết đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh.

+ Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.

2. Viết bài

An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?

Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.

3. Chỉnh sửa bài viết

Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng

- Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng ngắn nhất:

Soạn bài (Nói và nghe trang 106) Giới thiệu sản phẩm minh họa sách - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nói và nghe: Giới thiệu sản phẩm minh họa sách trang 106 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 106) Giới thiệu sản phẩm minh họa sách - ngắn nhất Kết nối tri thức

Sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

Giới thiệu sản phẩm minh họa

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc trang 106 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - ngắn nhất Kết nối tri thức

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Lựa chọn vấn đề: Cô bé bán diêm – sự thờ ơ, vô cảm.

- Tìm ý:

+ Sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

+ Kết thúc truyện để lại cho em ấn tượng nhất.

+ Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.

+ Ý kiến: Chúng trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển.

+ Thay đổi bản thân, lan tỏa yêu thương.

- Sắp xếp:

+ Sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

Ÿ Thờ ơ, vô cảm trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển.

Ÿ Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, bang hoại về đạo đức con người.

Ÿ Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thơ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.

→ Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.

+ Chúng ta phải biết đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh. Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.

b. Tập luyện

2. Trình bày bài nói

An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?

Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.

3. Sau khi nói

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề ...

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề ... ngắn nhất: