Tin học 7 Kết nối tri thức Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Giải Tin học 7 | No tags

Mục lục

Với soạn, giải bài tập Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tin 7 Bài 15.

Giải Tin học 7 Kết nối tri thức Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Video Giải Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân - Cô Anh Thư (Giáo viên VietJack)

Giải Tin học 7 trang 74

Việc kinh doanh mở rộng, số lượng khách hàng

Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Khởi động trang 74 Bài 15 Tin học 7: Việc kinh doanh mở rộng, số lượng khách hàng của cửa hàng bán giống cây trồng nhà An lên đến hàng trăm người. Việc tìm kiếm tên khách hàng trong danh sách thật khó khăn. Em có gợi ý gì cho bạn An để việc tìm kiếm được dễ dàng hơn không?

Trả lời:

Để việc tìm kiếm tên khách hàng được dễ dàng hơn, An cần soạn thảo danh sách khách hàng trên máy tính với tên khách hàng được sắp xếp theo thứ tự chữ cái. Giả sử An cần tìm địa chỉ của khách hàng tên là “Trúc” trong danh sách khách hàng. An không cần tìm từ đầu mà so sánh chữ cái đầu của tên chữ cái đầu của tên ở vị trí giữa danh sách. Nếu đúng tên thì tìm thấy và dừng lại, nếu chữ cái đầu của tên đứng sau chữ cái đầu tên giữa danh sách thì tìm ở nửa sau của danh sách, nếu đứng trước thì tìm ở nửa đầu của danh sách. Lặp lại quá trình đó cho đến khi tìm thấy hoặc hết danh sách.

Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân hay, chi tiết khác:

Hoạt động 1 trang 75 Tin học lớp 7 - Kết nối tri thức

Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Hoạt động 1 trang 75 Tin học 7: Sắp xếp và tìm kiếm

Giải Tin học 7 trang 75

Câu 1 trang 75 Tin học 7: Em hãy cho biết thuật toán tìm kiếm tuần tự phải thực hiện bao nhiêu bước để tìm được khách hàng tên “Trúc” trong danh sách ở Hình 15.1? Em hãy so sánh số bước thực hiện của thuật toán tìm kiếm tuần tự với số bước thực hiện của thuật toán tìm kiếm nhị phân.

Trả lời:

Thuật toán tìm kiếm tuần tự phải thực hiện 8 lần để tìm được khách hàng tên “Trúc”. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ thực hiện 3 lần lần để tìm được khách hàng tên “Trúc”.

Câu 2 trang 75 Tin học 7: Theo em trước khi thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân, danh sách khách hàng cần thoả mãn điều kiện gì? Nếu không thoả mãn điều kiện đó, thuật toán tìm kiếm nhị phân có thực hiện được không?

Trả lời:

Trước khi thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân, danh sách khách hàng cần sắp xếp theo thứ tự từ chữ cái. Nếu không sắp xếp theo thứ tự chữ cái thì thuật toán tìm kiếm nhị phân không thực hiện được.

Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân hay, chi tiết khác:

Em hãy viết các bước lặp thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân

Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Câu hỏi trang 76 Tin học 7: Em hãy viết các bước lặp thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm khách hàng tên “Hoà” trong danh sách ở Hình 15.1

Trả lời:

Bước 1: Xét vị trí ở giữa của dãy, đó là vị trí số 5

So sánh “Hoà” và “Mai”. Vì “H” đứng trước “M” trong bảng chữ cái nên bỏ đi nữa sau danh sách.

Bước 2: Xét vị trí ở giữa của nửa đầu của dãy là vị trí số 3

So sánh “Hòa” và “Hòa”, vì hai giá trị bằng nhau nên thuật toán kết thúc.

Sau 2 bước đã tìm thấy tên khách hàng tên “Hoà” nên thuật toán kết thúc.

Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân hay, chi tiết khác:

Chuẩn bị: Hai bạn chơi A, B và 10 tấm thẻ ghi 10 số khác nhau (các số đều nhỏ hơn 20)

Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Hoạt động 2 trang 77 Tin học 7: Trò chơi tìm số

Giải Tin học 7 trang 77

Câu hỏi trang 77 Tin học 7: Chuẩn bị: Hai bạn chơi A, B và 10 tấm thẻ ghi 10 số khác nhau (các số đều nhỏ hơn 20). Ví dụ, 10 số trên các tấm thẻ là 2, 3, 5, 6, 8, 9, 11, 15, 16, 18. Giả sử A giữ 10 tấm thẻ và B là người tìm kiếm.

Yêu cầu: Bạn B sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm một số nhỏ hơn 20 trong các tấm thẻ của bạn A.

Cách chơi:

Bước 1. A úp lần lượt 10 chiếc thẻ lên bàn theo thứ tự các số từ bé đến lớn.

Bước 2. B cho A biết con số mình cần tìm.

Bước 3. B chọn tấm thẻ ở vị trí giữa.

Bước 4. A hé mở tấm thẻ và trả lời B bằng cách nói một trong ba cụm từ: “bằng nhau”, “lớn hơn” hoặc “bé hơn” tuỳ thuộc vào kết quả so sánh số bạn B cần tìm với số ở vị trí

giữa của dãy.

Bước 5. Tuỳ vào câu trả lời của A mà B chọn nửa dãy tiếp theo để tìm kiếm.

Bước 6. Lặp lại các bước 3, 4, 5 cho đến khi B tìm thấy số cần tìm hoặc đã tìm hết dãy số.

Bước 7. Hoán đổi vị trí của A và B trong lượt chơi tiếp theo.

Trả lời:

Các em tìm 1 bạn chơi cùng mình.

Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân hay, chi tiết khác:

Em hãy nêu ví dụ trong thực tế cho thấy mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm

Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Câu hỏi trang 77 Tin học 7: Em hãy nêu ví dụ trong thực tế cho thấy mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm

Trả lời:

Trong thực tế trong quản lý học sinh, danh sách học sinh luôn được sắp xếp theo chữ cái đầu của tên để dễ tìm kiếm.

Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân hay, chi tiết khác:

Cho danh sách tên các nước sau đây

Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Luyện tập 1 trang 77 Tin học 7: Cho danh sách tên các nước sau đây:

Bolivia, Albania, Scotland, Canada, Vietnam, Iceland, Portugal, Greenland, Germany

a) Em hãy sắp xếp danh sách tên các nước theo thứ tự trong bảng chữ cái.

b) Em hãy liệt kê các bước tìm kiếm tên nước Iceland trong danh sách đã sắp xếp theo thuật toán tìm kiếm nhị phân.

c) Em hãy so sánh số bước thực hiện tìm kiếm ở phần b với số bước thực hiện tìm kiếm ở Câu 2 phần Luyện tập của bài 14.

Trả lời:

a) Danh sách tên các nước theo thứ tự trong bảng chữ cái: Albania, Bolivia, Canada, Germany, Greenland, Iceland, Portugal, Scotland, Vietnam.

b) Các bước tìm kiếm tên nước Iceland trong danh sách đã sắp xếp theo thuật toán tìm kiếm nhị phân:

Bước 1: Xét vị trí ở giữa của dãy, đó là vị trí thứ 5

So sánh “Greenland” và “Iceland” vì “G” đứng trước “I” trong bảng chữ cái nên bỏ đi nữa đầu danh sách.

Bước 2: Xét vị trí ở giữa của nữa sau của dãy, đó là vị trí thứ 7

So sánh Portugal và “Iceland” vì “P” đứng sau “I” trong bảng chữ cái nên bỏ đi nữa sau danh sách.

Bước 3: Xét vị trí ở giữa của dãy, đó là vị trí thứ 6

So sánh “Iceland” và “Iceland” vì hai giá trị bằng nhau nên thuật toán kết thúc.

Sau 3 bước đã tìm thấy tên nước “Iceland” nên thuật toán kết thúc.

Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân hay, chi tiết khác:

Em hãy cho ví dụ một bài toán tìm kiếm

Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Luyện tập 2 trang 77 Tin học 7: Em hãy cho ví dụ một bài toán tìm kiếm trong thực tế mà có thể thực hiện bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân? Hãy thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để giải quyết bài toán đó.

Trả lời:

Ví dụ: Tìm tên một bạn trong danh sách lớp.

- Danh sách lớp, tên học sinh được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái.

⇒ Để tìm tên một học sinh, chúng ta có thể thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm kiếm.

- Hướng dẫn tìm tên bạn Nga, (giả sử trong lớp không có tên trùng nhau).

+ Chúng ta, xem xét từ vị trí giữa sách. So sánh tên cần tìm với tên ở vị trí xét.

    Nếu kí tự đầu của tên đứng trước vần N thì tên cần tìm ở nửa sau danh sách.

    Nếu kí tự đầu của tên đứng sau vần N thì tên cần tìm ở nửa trước của danh sách.

    Nếu tên trùng nhau thì dừng lại.

+ Nếu chưa tìm thấy thì tiếp tục tìm như bước trên.

Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân hay, chi tiết khác:

Em tìm một từ tiếng Anh trong quyển từ điển

Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Vận dụng trang 77 Tin học 7: Em tìm một từ tiếng Anh trong quyển từ điển theo cách nào? Tại sao em lại dùng cách đó?

Trả lời:

Em tìm một từ tiếng Anh trong quyển từ điển theo cách tìm kiếm nhị phân.

Giả sử cuốn từ điển có khoảng 300 nghìn mục từ. Nếu tìm kiếm tuần tự thì mất rất nhiều thời gian. Nếu tra một từ trong từ điển bằng cách tìm kiếm nhị phân thì sau một lần chia đôi, phạm vi tìm kiếm giảm đi.

Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân hay, chi tiết khác:

SBT Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 7 Bài 15.

Giải SBT Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân - Kết nối tri thức

Giải SBT Tin học 7 trang 52

VTH Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Tin học 7 Bài 15.

Giải vở thực hành Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân - Kết nối tri thức

Câu hỏi

Giải Vở thực hành Tin học 7 trang 72

Lý thuyết Tin học 7 Kết nối tri thức Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 7.

Lý thuyết Tin học 7 Kết nối tri thức Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

1. Thuật toán tìm kiếm nhị phân

- Thực hiện trên danh sách đã được sắp xếp. Bắt đầu từ vị trí ở giữa danh sách.

- Tại mỗi bước, so sánh giá trị cần tìm với giá trị của vị trí giữa danh sách nếu lớn hơn thì tìm trong nửa sau của danh sách, nếu nhỏ hơn thì tìm trong nửa trước của danh sách, nếu bằng thì dừng lại.

- Chừng nào chưa tìm thấy và chưa hết danh sách thì còn tìm tiếp.

Mô tả thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng ngôn ngữ tự nhiên:

Bước 1. Nếu vùng tìm kiếm không có phần tử nào thì kết luận không tìm thấy và thuật toán kết thúc.

Bước 2. Xác định vị trí giữa của vùng tìm kiếm. Vị trí này chia vùng tìm kiếm thành hai nửa: nửa trước và nửa sau vị trí giữa.

Lý thuyết Tin học 7 Kết nối tri thức Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Bước 3. Nếu giá trị cần tìm bằng giá trị của vị trí giữa thi kết luận “giá trị cần tìm xuất hiện tại vị trí giữa” và kết thúc.

Bước 4. Nếu giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị của vị trí giữa thì vùng tìm kiếm mới được thu hẹp lại, chỉ còn nửa trước của dãy. Ngược lại (nếu giá trị cần tìm lớn hơn giá trị của vị trí giữa) vùng tìm kiếm mới được thu hẹp lại chỉ còn nửa sau của dãy.

Bước 5. Lặp lại từ Bước 1 đến Bước 4 cho đến khi tìm thấy giá trị cần tìm (Bước 3) hoặc vùng tìm kiếm không còn phần tử nào (Bước 1).

Lưu ý: “nửa trước” và “nửa sau” không gồm phần tử giữa.

2. Sắp xếp và tìm kiếm

- Sắp xếp giúp cho việc tìm kiếm được thực hiện nhanh hơn.

Ví dụ: Cho 10 số trên các tấm thẻ là 2, 3, 5, 6, 8, 9, 11, 15, 16, 18. Giả sử A giữ 10 tấm thẻ và B là người tìm kiếm.

Yêu cầu: B sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm một số nhỏ hơn 20 trong các tấm thẻ của A.

Cách chơi:

Bước 1. A úp lần lượt 10 chiếc thẻ lên bàn theo thứ tự các số từ bé đến lớn.

Bước 2. B cho A biết con số mình cần tìm.

Bước 3. B chọn tấm thẻ ở vị trí giữa.

Bước 4. A hé mở tấm thẻ và trả lời B bằng cách nói một trong ba cụm từ: “bằng nhau”, “lớn hơn” hoặc “bé hơn” tùy thuộc vào kết quả so sánh số B cần tìm với số ở vị trí giữa của dãy.

Bước 5. Tùy vào câu trả lời của A mà B chọn nửa dãy tiếp theo để tìm kiếm.

Bước 6. Lặp lại các bước 3, 4, 5 cho đến khi B tìm thấy số cần tìm hoặc đã tìm hết dãy số.

Bước 7. Hoán đổi vị trí A và B trong lượt tiếp theo.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:

Trắc nghiệm Tin học 7 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin 7.

Trắc nghiệm Tin 7 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm Tin 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: