Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh lớp 6 trả lời câu hỏi & làm bài tập Tin học 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy.
Giải Tin học lớp 6 Cánh diều Bài 6: Sơ đồ tư duy
Video Giải Tin học 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy - Cô Đoàn Thoa (Giáo viên VietJack)
Hoạt động & Câu hỏi
Nếu được mời giới thiệu với các bạn trong lớp về bản thân, em dự kiến sẽ nói
Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy
Hoạt động 1 trang 73 Tin học lớp 6: Nếu được mời giới thiệu với các bạn trong lớp về bản thân, em dự kiến sẽ nói về những gì? Em vẽ sơ đồ tư duy thể hiện dự kiến đó. Hình 2 sau đây là một ví dụ.
Lời giải:
Học sinh dựa vào Hình 2, SGK trang 75 để triển khai sơ đồ tư duy của mình
Lời giải bài tập Tin học 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy hay, chi tiết khác:
Xem sơ đồ tư duy thể hiện một kế hoạch hoạt động hè ở Hình 1. Hãy trả lời các câu hỏi
Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy
Hoạt động 2 trang 74 Tin học lớp 6:
Xem sơ đồ tư duy thể hiện một kế hoạch hoạt động hè ở Hình 1. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Nếu gọi chủ đề trung tâm là chủ đề mẹ thì đâu là những chủ đề con của chủ đề trung tâm?
2. Nếu gọi chủ đề Ôn tập là chủ đề con thì chủ đề mẹ của nó là chủ đề nào
3. Nếu gọi chủ đề Ôn tập là chủ đề mẹ thì nó có những chủ đề con nào?
Lời giải:
1. Chủ đề con: Ôn tập, tham gia hoạt động, Giúp bố mẹ, Học mới…
2. Chủ đề mẹ: Kế hoạch hè.
3. Chủ đề con: Tiếng Anh, Toán.
Lời giải bài tập Tin học 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy hay, chi tiết khác:
Em hãy tóm tắt các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính bằng cách
Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy
Luyện tập 1 trang 74 Tin học lớp 6: Em hãy tóm tắt các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính bằng cách vẽ tay một sơ đồ tư duy.
Lời giải:
Sơ đồ minh hoạ mạng máy tính
Lời giải bài tập Tin học 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy hay, chi tiết khác:
Em hãy vẽ tay một sơ đồ tư duy thể hiện những chuẩn bị của em cho một
Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy
Luyện tập 2 trang 74 Tin học lớp 6: Em hãy vẽ tay một sơ đồ tư duy thể hiện những chuẩn bị của em cho một chuyển tham quan.
Lời giải:
sơ đồ tư duy thể hiện những chuẩn bị của em cho một chuyển tham quan
Lời giải bài tập Tin học 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy hay, chi tiết khác:
Theo em, sử dụng sơ đồ tư duy là hữu ích trong những trường hợp nào sau đây
Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy
Vận dụng 1 trang 74 Tin học lớp 6:
Theo em, sử dụng sơ đồ tư duy là hữu ích trong những trường hợp nào sau đây?
- Viết một lá thư cho người thân.
- Tóm tắt ý chính của một bài phát biểu.
- Tính toán chi phí cho một hoạt động.
- Tổng kết nội dung một cuộc họp.
Lời giải:
Theo em, sử dụng sơ đồ tư duy là hữu ích trong những trường hợp:
- Tóm tắt ý chính của một bài phát biểu.
- Tổng kết nội dung một cuộc họp.
Lời giải bài tập Tin học 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy hay, chi tiết khác:
Em hãy chọn để vẽ sơ đồ tư duy cho một trong các trường hợp trên
Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy
Vận dụng 2 trang 74 Tin học lớp 6: Em hãy chọn để vẽ sơ đồ tư duy cho một trong các trường hợp trên mà em nhận thấy sơ đồ tư duy là hữu ích.
Lời giải:
Sơ đồ tư duy một bài phát biểu
Lời giải bài tập Tin học 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy hay, chi tiết khác:
Theo em một bản đồ có phải một sơ đồ tư duy không? Vì sao
Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy
Câu hỏi tự kiểm tra 1 trang 74 Tin học lớp 6: Theo em một bản đồ có phải một sơ đồ tư duy không? Vì sao?
Lời giải:
Bản đồ không phải là một sơ đồ tư duy vì một sơ đồ tư duy là sơ đồ giúp ghi lại tóm tắt triển khai một ý tường trong quá trình suy nghĩ.
Lời giải bài tập Tin học 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy hay, chi tiết khác:
Vì sao em có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung một bài học
Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy
Câu hỏi tự kiểm tra 2 trang 74 Tin học lớp 6: Vì sao em có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung một bài học?
Lời giải:
Sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung một bài học bởi vì một nội dung bài học có chủ đề và các nhánh thông tin nhỏ.
Lời giải bài tập Tin học 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Tin học 6 Cánh diều Bài 6: Sơ đồ tư duy
Lý thuyết Tin học 6 Cánh diều Bài 6: Sơ đồ tư duy
Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy hay nhất, ngắn gọn sách Cánh diều
sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 6.
1. Khái niệm sơ đồ tư duy
- Sơ đồ tư duy là sơ đồ giúp triển khai ý tưởng một cách ngắn gọn, trực quan.
- Sơ đồ tư duy giúp ghi lại tóm tắt, triển khai một ý tưởng trong quá trình suy nghĩ.
- Dùng sơ đồ tư duy ta có thể trình bày một chủ đề theo cách thấy được các ý chính của chủ đề và các ý chi tiết đã triển khai.
- Các thành phần của chủ đề tư duy:
+ Tên của chủ đề hoặc hình ảnh biểu thị một ý tưởng hay thông tin.
+ Các nhánh (đường nối).
2. Cách lập một sơ đồ tư duy đơn giản
- Vẽ sơ dồ tư duy cần thực hiện 3 bước chính sau:
+ Bước 1: Thể hiện chủ đề trung tâm.
+ Bước 2: Triển khai chi tiết cho đủ chủ đề trung tâm.
+ Bước 3: Bổ sung nhánh mới.
- Khi lập sơ đồ tư duy, các nhánh phải thể hiện mối liên quan hợp lí, viết ngắn gọn, chừa khoảng trống để có thể bổ sung.
- Nếu gọi một chủ đề là chủ đề mẹ thì chủ đề nhánh triển khai từ chủ đề mẹ gọi là các chủ đề con.
Bài 7. Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy
1. Chuẩn bị tự khám phá phần mềm sơ đồ tư duy
Các câu hỏi cần được nêu ra khi sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy:
- Sơ đồ tư duy gồm những thành phần phần nào?
- Em cần vẽ gì?
- Sơ đồ tư duy có thể triển khai được bao nhiêu ý?
- Sơ đồ tư duy có cho phép chèn hình ảnh vào hay không?
2. Khám phá phần mềm sơ đồ tư duy
- Có nhiều phần mềm sơ đồ tư duy khác nhau nhưng đều cung cấp những công cụ cơ bản để tạo ra sơ đồ tư duy một cách thuận lợi, dễ dàng.
- Có thể cài đặt phần mềm sơ đồ tư duy trên máy tính để sử dụng hoặc dùng trực tuyến.
3. Nhận biết lợi ích của phần mềm sơ đồ tư duy
Ưu điểm:
- Nhanh hơn vẽ tay.
- Có thể sửa chữa mà không cần vẽ lại từ đầu.
- Có thể in ra nhiều bản trên giấy và dùng chiếu lên máy chiếu.
- Dễ sử dụng, có thể tự học, tự khám phá.
Hạn chế:
Phải có máy tính để sử dụng.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Tin học 6 Cánh diều Bài 6 (có đáp án): Sơ đồ tư duy
Trắc nghiệm Tin học 6 Cánh diều Bài 6 (có đáp án): Sơ đồ tư duy
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 6: Sơ đồ tư duy có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ
sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin 6.
Câu 1: Cấu trúc một sơ đồ tư duy gồm?
A. Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính).
B. Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính).
C. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh.
D. Cả 3 ý trên.
Trả lời:
- Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính).
- Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính).
- Các ý chi tiết của chủ đề nhánh.
- Câu giải thích thêm cho chủ đề phụ.
Đáp án: D.
Câu 2: Phần mềm nào giúp chúng ta tạo được sơ đồ tư duy một cách thuận tiện?
A. MindManager.
B. MindJet.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
D. Cả 2 đáp án trên đều sai.
Trả lời: Có phần mềm được thiết kế với mục đích giúp chúng ta thuận lợi trong việc tạo ra một sơ đồ tư duy. Đó là phần mềm:
- MindManager.
- MindJet.
Đáp án:C.
Câu 3: Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:
1. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.
2. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.
3. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
4. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.
A. 1-2-3-4.
B. 1-3-2-4.
C. 4-3-1-2.
D. 4-1-2-3.
Trả lời: Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:
- Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.
- Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
- Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.
- Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.
Đáp án: B.
Câu 4: Tại sao nên sử dụng màu sắc khi tạo sơ đồ tư duy?
A. Không có tác dụng gì.
B. Đẹp.
C. Không có đáp án nào chính xác.
D. Kích thích não bộ.
Trả lời: Nên sử dụng màu sắc khi tạo sơ đồ tư duy vi màu sắc có tác dụng kích thích não bộ.
Đáp án: D.
Câu 5: Khi cần ghi chép một nội dung với nhiều thông tin (từ một hoặc nhiều người), hình thức ghi chép nào sau đây sẽ giúp chúng ta tổ chức thông tin phù hợp nhất với quá trình suy nghĩ và thuận lợi trong việc trình bày cho người khác?
A. Kẻ bảng (theo hàng, cột).
B. Liệt kê bằng văn bản.
C. Vẽ sơ đồ (với các đường nối).
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Trả lời: Khi cần ghi chép một nội dung với nhiều thông tin (từ một hoặc nhiều người), hình thức giúp chúng ta tổ chức thông tin phù hợp nhất với quá trình suy nghĩ và thuận lợi trong việc trình bày cho người khác là:
Đáp án: C.
Câu 6: Phần mềm trình duyệt Web dùng để:
A. Gửi thư điện tử.
B. Truy cập mạng LAN.
C. Truy cập vào trang Web.
D. Tất cả đều sai.
Trả lời: Trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng giúp người dùng giao tiếp với hệ thống WWW, truy cập các trang Web và khai thác các tài nguyên trên Internet. Một số trình duyệt Web: Internet Explorer (IE), Mozilla Firefox (Firefox), Netscape Navigator,…
Đáp án: C.
Câu 7: Cách tạo sơ đồ tư duy?
A. Vẽ thủ công.
B. Sử dụng phần mềm máy tính.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Trả lời: Có 2 cách tạo sơ đồ tư duy là: tạo bằng cách thủ công (tay) và dùng phần mềm máy tính.
Đáp án: C.
Câu 8: Khi đã hoàn thành sơ đồ tư duy bằng phần mềm MindMaple Lite thì ta cần lưu lại bằng cách nào?
A. File/Save.
B. File/Close.
C. File/ Open.
D. Tất cả đều sai.
Trả lời: Khi đã hoàn thành sơ đồ tư duy bằng phần mềm MindMaple Lite thì ta cần lưu lại bằng cách vào File/Save.
Đáp án: A.
Câu 9: Hãy sắp xếp các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy:
1. Tạo sơ đồ tư duy mới
2. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ
3. Tạo chủ đề chính
4. Tạo chủ đề nhánh
5. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn
A. 1-3-4-5-2.
B. 1-2-3-4-5.
C. 5-1-2-3-4.
D. 5-4-3-2-1.
Trả lời: Các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy:
- Bước 1. Tạo sơ đồ tư duy mới
- Bước 2. Tạo chủ đề chính
- Bước 3. Tạo chủ đề nhánh
- Bước 4. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn
- Bước 5. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ
Đáp án: A.
Câu 10: Quan sát sơ đồ tư duy sau đây, em hãy cho biết Chủ đề trung tâm được phân thành số ý chính là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trả lời: Chủ đề trung tâm của sơ đồ tư duy được phân thành 3 ý chính: Thần đồng âm nhạc Mô-da, Thông tin cá nhân, Ông là nhạc sĩ thiên tài của thế giới
Đáp án: C.
Câu 11: Tình huống khác nhau thể hiện rằng sử dụng sơ đồ tư duy có thể mang lại hiệu quả trong công việc là:
A. Ôn tập một bài học, một chủ đề.
B. Xây dựng một kế hoạch hoạt động.
C. Xây dựng dàn ý của một bài tập làm văn.
D. Trình bày một chủ đề trước một tập thể.
E. Tất cả đều đúng.
Trả lời: Sử dụng sơ đồ tư duy có thể mang lại hiệu quả:
- Ôn tập một bài học, một chủ đề: dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt giúp hệ thống được những ý chính, logic giữa chúng, dễ nhớ, dễ hiểu.
- Xây dựng một kế hoạch hoạt động: dùng sơ đồ tư duy có thể gợi ra trong suy nghĩ những ý tưởng mới cần thêm vào cho đầy đủ và dựa vào đó triển khai dần được các chi tiết.
- Xây dựng dàn ý của một bài tập làm văn: dùng sơ đồ tư duy gợi ra được các ý chính cần triển khai trong logic để có thể viết được đầy đủ ý và giữa các ý có liên quan chặt chẽ, hợp lí.
- Trình bày một chủ đề trước một tập thể: dùng sơ đồ tư duy gợi nhắc trình bày từ những ý lớn của chủ đề rồi chi tiết hóa dần, làm cho người nghe nắm được chủ đề từ tổng thể đến chi tiết.
Đáp án: E.
Câu 12: Chủ đề mẹ của chủ đề “ GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU” trong sơ đồ tư duy dưới đây là:
A. vai trò của thực vật
B. góp phần điều hòa khí hậu
C. thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
D. đối với động vật và đời sống con người
Trả lời: Chủ đề mẹ của chủ đề “ GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU” trong sơ đồ tư duy là VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT.
Đáp án: A.
Câu 13: Sơ đồ tư duy là gì?
A. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà.
B. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi.
C. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.
D. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng.
Trả lời: Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.
Đáp án: C.
Câu 14: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Có thể dùng sơ đồ tư duy để ghi chép những ý chính của một bài học.
B. Trong sơ đồ tư duy chỉ có hai loại chủ đề: chủ đề trung tâm và chủ đề chính xung quanh chủ đề trung tâm.
C. Các nhanh nối cho biết mỗi chủ đề được triển khai thành những chi tiết nào.
D. Có thể dùng sơ đồ tư duy để trình chiếu trong một cuộc họp.
Trả lời: Trong sơ đồ tư duy có chủ đề trung tâm và chủ đề chính xung quanh chủ đề trung tâm, có thể triển khai tiếp tục các chủ đề chính thành các chủ đề nhỏ hơn nữa. Do đó, ý kiến B không đúng.
Đáp án:B.
Câu 15: Quan sát sơ đồ tư duy sau đây, em hãy cho biết Chủ đề trung tâm của sơ đồ tư duy là:
A. Thần đồng âm nhạc Mô-da.
B. Vì sao gọi ông là thần đồng âm nhạc.
C. Ông là nhạc sĩ thiên tài của thế giới.
D. Thông tin cá nhân.
Trả lời: Chủ đề trung tâm của sơ đồ tư duy là: Thần đồng âm nhạc Mô-da.
Đáp án:A.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: