Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 - Cánh diều

Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 | No tags

Mục lục

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 - Cánh diều

Tình bạn trang 48 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tiết 1: Tình bạn trang 48 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Tình bạn trang 48 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 48 Bài 1: Nam và An trở thành bạn của nhau trong hoàn cảnh nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Hai bạn quen nhau khi cả hai đang dạo chơi ở bãi biển.

b) Hai bạn quen nhau khi Nam về quê An chơi và gặp An ở đó.

c) Hai bạn quen nhau trong một cuộc thi tìm hiểu môi trường ở quê An.

d) Hai bạn quen nhau khi cùng tham gia một cuộc thi của báo Thiếu niên Tiền phong.

Trả lời:

d) Hai bạn quen nhau khi cùng tham gia một cuộc thi của báo Thiếu niên Tiền phong.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 48 Bài 2: Đối với Nam, chuyến về thăm quê bạn có gì đặc biệt? Đánh dấu ✓ vào ô trống trước ý em thích:

 

Đây là lần đầu tiên Nam được tới quê An.

 

Đây là lần đầu tiên Nam nhìn thấy biển.

 

Đây là lần đầu tiên Nam nhìn thấy những con ốc biển.

 

Ý kiến khác (nếu có):

Trả lời:

 

Đây là lần đầu tiên Nam được tới quê An.

Đây là lần đầu tiên Nam nhìn thấy biển.

 

Đây là lần đầu tiên Nam nhìn thấy những con ốc biển.

 

Ý kiến khác (nếu có):

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 48 Bài 3: Mơ ước của hai bạn có gì giống nhau? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng

a) Cả hai bạn đều mong muốn trở thành thuyền trưởng.

b) Cả hai bạn đều mong muốn trở thành cảnh sát biển.

c) Cả hai bạn đều mong muốn trở thành kĩ sư thuỷ lợi.

d) Cả hai bạn đều mong được góp sức xây dựng, bảo vệ quê hương.

Trả lời:

 d) Cả hai bạn đều mong được góp sức xây dựng, bảo vệ quê hương.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 48 Bài 4: Viết hai từ đồng nghĩa với mơ ước:

Trả lời

Hai từ đồng nghĩa với mơ ước là: Ước mơ, mong ước.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tiết 3 trang 48, 49, 50 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tiết 3 trang 48, 49, 50 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Tiết 3 trang 48, 49, 50 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 48 Bài 1: Tìm trong các đoạn văn sau những từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm:

a) Trước trận thi đấu với lớp 5A, đội trưởng Tùng tập trung cả đội lại và nói:

- Lớp 5A có một cầu thủ mới từ nơi khác chuyển về, đó là một tiền đạo chất lượng mà hậu vệ không dễ gì ngăn chặn được.

Quay sang thủ môn, Tùng nói tiếp:

- Cậu là thủ thành của đội, phải hết sức chú ý chân sút ấy nhé.

– Từ đồng nghĩa với tiền đạo là:……………………………………………………….

– Từ đồng nghĩa với thủ môn là :……………………………………………………….

b) Sáng mùa đông, trời lạnh cóng. Những cơn gió mùa thổi ù ù dọc sườn đồi. Gió luồn qua mái hiên, chui vào khe cửa sổ, len lỏi vào tận trong căn phòng nhỏ của Hà. Nằm trong chăn kín mít mà Hà vẫn thấy rét ơi là rét. Hà khẽ hé chăn, không khí lạnh buốt như xộc vào. Hà chợt nghĩ tới mẹ. Trời lạnh giá thế này mà mẹ đã dậy, ra vườn rồi.

– Từ đồng nghĩa với lạnh cóng là ………………………………………………………

– Từ đồng nghĩa với luồn là …………………………………………………………….

Trả lời

a)

- Từ đồng nghĩa với Tiền đạo là: cầu thủ, chân sút,…

- Từ đồng nghĩa với Thủ môn là: thủ thành,…

b) 

- Từ đồng nghĩa với lạnh cóng là: lạnh buốt, lạnh giá,…

- Từ đồng nghĩa với luồn là: thổi, lách, xộc vào,…

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 49 Bài 2: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Răng của chiếc cào

Làm sao nhai được?

Mũi thuyền rẽ nước

Thì ngửi cái gì?

Cái ấm không nghe

Sao tai lại mọc?

– Từ răng được dùng với nghĩa ……………..

– Từ mũi được dùng với nghĩa ……………..

– Từ tai được dùng với nghĩa ……………..

Trả lời

– Từ răng được dùng với nghĩa chuyển

– Từ mũi được dùng với nghĩa chuyển

– Từ tai được dùng với nghĩa chuyển

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 49 Bài 3: Tra từ điển, tìm một từ đa nghĩa. Đặt 2 câu với từ đó: 1 câu dùng từ theo nghĩa gốc, 1 câu dùng từ theo nghĩa chuyển.

- Từ đa nghĩa em tìm được: ……………………………………………………………

- Nghĩa gốc của từ: …………………………………………………………………….

- Nghĩa chuyển của từ: …………………………………………………………………

- Đặt câu dùng từ theo nghĩa gốc: ………………………………………………………

- Đặt câu dùng từ theo nghĩa chuyển: …………………………………………………

Trả lời

- Từ đa nghĩa em tìm được: từ tay

- Nghĩa gốc của từ: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm.

- Nghĩa chuyển của từ: biểu tượng của khả năng, trình độ nghề nghiệp, hay khả năng hành động nào đó của con người.

- Đặt câu dùng từ theo nghĩa gốc: Hoàng bị đau tay nên bạn ấy phải nghỉ học mấy hôm nay.

- Đặt câu dùng từ theo nghĩa chuyển: Chú ấy là một tay bóng chuyền xuất sắc của đội tuyển quốc gia. 

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tiết 5 trang 50 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tiết 5 trang 50 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Tiết 5 trang 50 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 50 Bài 1: Viết lại cho đúng các tên riêng nước ngoài dưới đây:

mo gân: ………………………………………………………………………………

niu oóc: ………………………………………………………………………………

hoa kỳ. ………………………………………………………………………………

Oantơ xcốt: …………………………………………………………………………

bandắc: ………………………………………………………………………………

Lêônácđô đa vinxi: …………………………………………………………………..

Mikenlănggiơlô: ………………………………………………………………………

Rembrǎng: …………………………………………………………………………….

Trả lời:

mo gân: Mo-gân

niu cóc: Niu-oóc

hoa kỳ: Hoa Kỳ

Oantơ xcốt: Oan-tơ Xcốt

bandắc: Ban-dắc

Lêônácđô đa vinxi: Lê-ô-nác-đô Đa Vin-xi

Mikenlănggiơlô: Mi-ken-lăng-giơ-lô

Rembrǎng: Rem-brăng

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 50 Bài 2: Tìm 4 vị trí cần thêm dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn văn dưới đây. Gạch dưới từ cần thêm dấu gạch ngang ở phía trước:

Chiều qua, ở ngã ba đường, nơi đặt bảng tin khu phố, xuất hiện một thông báo về giải thi đấu bóng đá thiếu nhi của phường.

Hoà “Đen” đội trưởng đội Mũi Tên Vàng ngay lập tức tổ chức họp đội bóng của khu phố. Chỉ 15 phút sau, các cầu thủ tất cả đều đang hảo hức chờ đợi trận bóng đã có mặt ở nhà văn hoá.

Trả lời

Chiều qua, ở ngã ba đường – nơi đặt bảng tin khu phố, xuất hiện một thông báo về giải thi đấu bóng đá thiếu nhi của phường.

Hoà “Đen” – đội trưởng đội Mũi Tên Vàng – ngay lập tức tổ chức họp đội bóng của khu phố. Chỉ 15 phút sau, các cầu thủ – tất cả đều đang háo hức chờ đợi trận bóng đã có mặt ở nhà văn hoá.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bé Hà trang 50, 51 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tiết 6: Bé Hà trang 50, 51 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Bé Hà trang 50, 51 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 50 Bài 1: Bài thơ là lời của ai, nói về ai? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Lời của bé Hà, nói về chị của mình.

b) Lời của người chị, nói về bé Hà.

c) Lời của bé Hà, nói về các trò chơi của bé.

d) Lời của người chị, nói về tuổi thơ của mình.

Trả lời

b) Lời của người chị, nói về bé Hà.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 51 Bài 2: Những đặc điểm nào về ngoại hình của bé Hà khiến bé rất ngộ nghĩnh, đáng yêu? Đánh dấu ✓ vào những ô phù hợp:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Có đôi bàn tay chứa đầy phép lạ.

 

 

b) Có chiếc răng sứt, hay nhoẻn cười.

 

 

c) Có nhiều trò chơi, nhiều ước mơ đẹp.

 

 

d) Có đuôi tóc nhỏ tung tăng trên vai.

 

 

Trả lời

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Có đôi bàn tay chứa đầy phép lạ.

 

b) Có chiếc răng sứt, hay nhoẻn cười.

 

c) Có nhiều trò chơi, nhiều ước mơ đẹp.

 

d) Có đuôi tóc nhỏ tung tăng trên vai.

 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 51 Bài 3: Những phép lạ trong hai bàn tay bé Hà là gì? Đánh dấu ✓ vào những ô phù hợp:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Biến mái tóc thành mây che Mặt Trăng

 

 

b) Biến chiếc gối nhỏ thành em bé để ru em ngủ.

 

 

c) Biến mấy củ khoai lang thành đàn lợn, lá me thành cơm, gạo.

 

 

d) Biến chiếc thuyền giấy thành chiếc thuyền ôm đầy ước mơ.

 

 

Trả lời

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Biến mái tóc thành mây che Mặt Trăng

 

b) Biến chiếc gối nhỏ thành em bé để ru em ngủ.

 

c) Biến mấy củ khoai lang thành đàn lợn, lá me thành cơm, gạo.

 

d) Biến chiếc thuyền giấy thành chiếc thuyền ôm đầy ước mơ.

 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 51 Bài 4: Qua cái nhìn của người chị về bé Hà, bài thơ muốn nói lên điều gì?

Trả lời

Qua cái nhìn của người chị về bé Hà, bài thơ thể hiện tình yêu thương với em bé vẫn còn tuổi nhỏ mải ham chơi nhưng lại vô cùng thông minh và dịu dàng.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 51 Bài 5: Theo em, anh chị lớn cần đối xử với các em nhỏ như thế nào?

Trả lời

Theo em anh chị lớn cần phải yêu thương, nhường nhịn, chăm sóc thật tốt cho các em nhỏ, để các em phát triển phù hợp với độ tuổi của mình, không doạ nạt, bắt nạt hay bắt các em làm những việc quá sức. 

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 5.

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều

Video Giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 - Cô Nguyễn Ngọc Hà (Giáo viên VietJack)