Với giải bài tập Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 12 Bài 11.
Giải Hóa học 12 | No tags
Với giải bài tập Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 12 Bài 11.
Mở đầu trang 59 Hóa học 12: Năm 1839, khi trộn cao su thiên nhiên với lưu huỳnh để cải thiện các tính năng của cao su, Charles Goodyear vô tình đánh rơi hỗn hợp này vào bếp đang nóng, ông ngạc nhiên thấy rằng hỗn hợp tạo thành trở nên cứng nhưng linh động. Tiếp tục nghiên cứu quá trình đun nóng cao su với lưu huỳnh và ông gọi đây là quá trình lưu hoá cao su. Cao su là gì? Cao su có những đặc tính nào? Bản chất của quá trình lưu hoá cao su là gì?
Lời giải:
- Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi.
- Đặc tính của cao su: có khả năng biến dạng khi chịu tác dụng của lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi dừng tác dụng.
- Lưu hoá cao su là quá trình xử lí cao su với lưu huỳnh, tạo ra các cầu nối disulfide giữa các phân tử polyisoprene tạo thành polymer có cấu tạo mạng không gian.
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Luyện tập trang 60 Hóa học 12: Tơ tự nhiên có nguồn gốc từ đâu?
Lời giải:
Tơ tự nhiên có nguồn gốc từ tự nhiên, những loại tơ tự nhiên quan trọng là: sợi bông, tơ tằm và sợi len.
+ Sợi bông: Lấy từ quả bông, thành phần chủ yếu là cellulose (95% - 98%).
+ Len: Lấy từ lông động vật như cừu, dê, thỏ …
+ Tơ tằm: được sản xuất từ kén của con tằm.
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Vận dụng trang 60 Hóa học 12: Tơ tằm cấu tạo gồm 2 loại protein chính: sericin và fibroin. Tại sao không nên sử dụng xà phòng có độ pH cao để giặt quần áo bằng tơ tằm?
Lời giải:
Tơ tằm được cấu tạo bởi protein (sericin và fibroin), khi sử dụng xà phòng có độ pH cao (môi trường base), protein trong tơ tằm bị thủy phân, làm quần áo mau hỏng. Do đó không nên sử dụng xà phòng có độ pH cao để giặt quần áo bằng tơ tằm.
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Thảo luận 1 trang 60 Hóa học 12: Tại sao tơ nylon-6,6 kém bền với acid và kiềm?
Lời giải:
Tơ nylon – 6,6 thuộc loại polyamide, được điều chế từ adipic acid và hexamethylenediamine.
Tơ nylon-6,6 kém bền với acid và kiềm do liên kết peptide trong tơ nylon-6,6 có thể bị phân cắt trong môi trường acid và kiềm.
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Luyện tập trang 60 Hóa học 12: Tơ nitron được điều chế từ acrylonitrile (CH2=CH-CN). Cho biết công thức của tơ nitron.
Lời giải:
Tơ nitron được điều chế từ acrylonitrile (CH2=CH-CN) nhờ phản ứng trùng hợp.
Công thức của tơ nitron là:
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Luyện tập trang 61 Hóa học 12: Liệt kê các lĩnh vực ứng dụng của vật liệu cao su.
Lời giải:
Cao su được ứng dụng trong sản xuất và đời sống như:
+ Sản xuất lốp xe, bọc ống thuỷ lực công nghiệp, sản xuất các vòng đệm cao su…
+ Sản xuất giày dép, găng tay, đệm, gối cao su …
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Vận dụng trang 61 Hóa học 12: Cây cao su là cây công nghiệp chủ đạo của nước ta. Em hãy tìm hiểu và cho biết sản lượng cao su của nước ta hiện nay khoảng bao nhiêu? Cao su được trồng nhiều ở các tỉnh nào nước ta và loại cây này phù hợp với loại đất nào?
Lời giải:
- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, diện tích cây cao su trên cả nước đạt 910,2 nghìn ha, giảm 8,4 nghìn ha so với năm 2022; sản lượng mủ cao su khô khai thác đạt 1,29 triệu tấn, giảm 46,2 nghìn tấn so với năm 2022.
- Tính đến thời điểm hiện tại có đến 932,4 nghìn ha cây cao su được trồng ở nước ta. Trong đó, vùng có diện tích trồng cao su nhiều nhất đó là Đông Nam Bộ (đặc biệt ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh), chiếm gần 60% diện tích cây cao su. Tây Nguyên là vùng trồng cao su đứng thứ hai với diện tích trồng cao su là 249 014 ha đạt 26% tổng diện tích (số liệu năm 2017). Ở Tây Nguyên, diện tích trồng cây cao su tập trung ở các tỉnh Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
- Cây cao su phù hợp với loại đất đỏ bazan, đất xám.
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Luyện tập trang 62 Hóa học 12: Chloroprene là chất có công thức CH2=C(Cl)-CH=CH2. Hãy viết phương trình phản ứng điều chế cao su chloroprene từ chloroprene.
Lời giải:
Phương trình phản ứng điều chế cao su chloroprene từ chloroprene:
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Luyện tập trang 62 Hóa học 12: Viết phương trình phản ứng điều chế cao su buna-N từ buta-1,3-diene và acrylonitrile (CH2=CH-CN).
Lời giải:
Phương trình phản ứng điều chế cao su buna-N:
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Luyện tập trang 63 Hóa học 12: Kể tên thương mại một số loại keo dán thường gặp.
Lời giải:
Một số loại keo dán thường gặp:
Keo dán thương mại |
Hình ảnh minh hoạ |
Keo Xbond |
|
Keo sữa PVA |
|
Keo Epoxy |
|
Keo PU |
|
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Bài tập 1 trang 63 Hóa học 12: Loại vật liệu nào sau đây không phải là tơ tự nhiên?
A. Len.
B. Tơ cellulose acetate.
C. Bông.
D. Tơ tằm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tơ tự nhiên có nguồn gốc từ tự nhiên, những loại tơ tự nhiên quan trọng là: sợi bông, tơ tằm và sợi len.
Vậy, tơ cellulose acetate không phải là tơ tự nhiên.
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Bài tập 2 trang 63 Hóa học 12: Cần bao nhiêu tấn acrylonytrile để điểu chế 1 tấn tơ nitron? Biết hiệu suất của phản ứng trùng hợp là 65%.
Lời giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m acrylonytrile phản ứng = m nitron sản phẩm = 1 tấn.
Do hiệu suất của phản ứng trùng hợp là 65% nên khối lượng acrylonytrile cần dùng là:
1,54 tấn.
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Bài tập 3 trang 63 Hóa học 12: Tìm hiểu quy trình khai thác và chế biến cao su tự nhiên.
Lời giải:
Quy trình khai thác và chế biến cao su tự nhiên:
- Khai thác mủ: Dùng dao gọt vỏ cây để nhựa cao su chảy ra. Nhựa được thu vào các thùng, bình nhựa.
- Lên men mủ cao su: Nhựa được cho vào bể lên men trong vòng 3-5 ngày để đông đặc.
- Phơi khô mủ cao su: Sau khi lên men xong, nông dân phơi khô mủ cao su ngoài trời trong vòng 1-2 tuần.
- Bán mủ cao su: Sản phẩm được bán cho các đại lý cao su hoặc nhà máy chế biến để tạo thành các sản phẩm từ cao su.
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác:
Bài tập 4 trang 63 Hóa học 12: Len thường để sản xuất các loại áo len giữ ấm vào mùa đông. Đặc biệt, một số loại áo làm bằng lông cừu rất ấm và có giá thành cao. Nêu các điểm cần chú ý khi giặt quần áo làm bằng len.
Lời giải:
Các điểm cần chú ý khi giặt quần áo làm bằng len:
- Len thường được chế biến từ lông động vật (lông cừu, lông thỏ …), thành phần chính là protein, do đó dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm nên ta không sử dụng bột giặt có pH quá cao. Thay vào đó, chúng ta nên chọn nước giặt nhẹ, không chứa nhiều hàm lượng chất tẩy, thuốc tẩy trắng hoặc nên lựa chọn loại nước giặt dành riêng cho áo len.
- Giặt với nước có nhiệt độ thấp (không quá 30 oC) hoặc chọn nhiệt độ nước theo nhãn mác của áo và chọn vòng quay vắt nhẹ. Đồ len nhanh hỏng, bị giãn, sờn vải không còn đẹp nếu giặt ở chế độ giặt và vắt mạnh..
- Nhiệt độ cao từ chế độ sấy sẽ làm co rút sợi len. Do đó, nên hạn chế sấy đồ len mà hãy để đồ len được khô tự nhiên để giữ kiểu dáng luôn đúng chuẩn. Khi phơi đồ nên tránh chỗ có ánh nắng chiếu trực tiếp làm phai màu.
- Nên hạn chế giặt áo len quá nhiều lần (giặt 2 – 3 lần trên tuần).
Lời giải Hóa 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp hay khác: