Với soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch Sử 6 Bài 7.
Giải Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Video Giải Lịch Sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại - Cô Nguyễn Phương Nga (Giáo viên VietJack)
Quan sát hình 7.1 và lược đồ 7.2, kết hợp với kiến thức đã học
Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Câu hỏi 1 trang 37 Lịch Sử lớp 6: Quan sát hình 7.1 và lược đồ 7.2, kết hợp với kiến thức đã học, em hãy chỉ ra điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
Lời giải:
- Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà
Ai Cập
Lưỡng Hà
Vị trí
- Nằm ở khu vực Đông bắc Châu Phi.
- Nằm ở khu vực Tây Nam Á.
Biên giới
tự nhiên
- Có biên giới thiên nhiên hiểm trở:
+ Phía Bắc giáp Địa Trung Hải.
+ Phía Nam giáp sa mạc Nu-bi-an
+ Phía Đông giáp sa mạc Đông
+ Phía Tây giáp sa mạc Tây.
- Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà và các vùng xung quanh rất phát triển.
Lời giải bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết khác:
Tại sao nhiều người Lưỡng Hà lại trở thành thương nhân
Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Câu hỏi 2 trang 37 Lịch Sử lớp 6: Tại sao nhiều người Lưỡng Hà lại trở thành thương nhân?
Lời giải:
- Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà và các vùng xung quanh rất phát triển. Do đó, nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân. Họ rong ruổi khắp Tây Á thời bấy giờ với những đàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng.
Lời giải bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết khác:
Em hãy trình bày quá trình thành lập của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại
Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Câu hỏi 1 trang 38 Lịch Sử lớp 6: Em hãy trình bày quá trình thành lập của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại.
Lời giải:
- Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị nổi tiếng là: U-rúc, Ki-sơ, La-gát… ở vùng hạ lưu hai con sông.
- Sau người Xu-me, những tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên các vương quốc khác nhau. Nhiều thành thị mới tiếp tục được xây dựng.
Lời giải bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết khác:
Quan sát lược đồ hình 7.2, em hãy kể tên những thành thị
Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Câu hỏi 2 trang 38 Lịch Sử lớp 6: Quan sát lược đồ hình 7.2, em hãy kể tên những thành thị gắn với những nhà nước ra đời sau giai đoạn Xu-me.
Lời giải:
- Những thành thị mới được xây dựng sau khi người Xu-me đến cư trú ở Lưỡng Hà là: Ua; U-rúc; Ki-sơ; La-gát; Ma-ri; Át-sua; Um-ma; Ba-bi-lon…
Lời giải bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết khác:
Em hãy kể tên những thành tựu điển hình của văn hóa Lưỡng Hà cổ đại
Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Câu hỏi 1 trang 39 Lịch Sử lớp 6: Em hãy kể tên những thành tựu điển hình của văn hóa Lưỡng Hà cổ đại.
Lời giải:
* Những thành tựu điển hình của văn hóa Lưỡng Hà cổ đại là:
- Chữ viết: chữ hình nêm (hoặc gọi là chữ hình góc).
- Văn học: bộ sử thi Gin-ga-mét nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựng trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me.
- Luật pháp: ban hành bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi quy định những nguyên tắc trong đời sống như: quan hệ cộng đồng, gia đình, buôn bán, xây dựng…
- Toán học: phát minh ra nhiều hệ đếm khác nhau, nổi bật là hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng và đất sét để tạc tượng, nặn tuowngtj.
+ Công trình kiến trúc nổi tiếng là: vườn treo Ba-bi-lon…
Lời giải bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết khác:
Quan sát hình 7.3, theo em, người Xu-me dùng dụng cụ có hình dạng
Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Câu hỏi 2 trang 39 Lịch Sử lớp 6: Quan sát hình 7.3, theo em, người Xu-me dùng dụng cụ có hình dạng như thế nào để khắc chữ trên những miếng đất sét?
Lời giải:
- Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn làm bút rồi viết lên những tấm đất sét còn ướt, tạo thành chữ viết mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm hay hình góc.
Lời giải bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết khác:
Đọc đoạn tư liệu 7.4, em hãy cho biết vua Ha-mu-ra-bi
Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Câu hỏi 3 trang 39 Lịch Sử lớp 6: Đọc đoạn tư liệu 7.4, em hãy cho biết vua Ha-mu-ra-bi (Hammurabi) ban hành bộ luật để làm gì?
Lời giải:
- Vua Ha-mu-ra-bi ban hành bộ luật để: phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo luật pháp, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu…
Lời giải bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết khác:
Quan sát lược đồ 7.2, em hãy cho biết các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại
Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Luyện tập 1 trang 40 Lịch Sử lớp 6: Quan sát lược đồ 7.2, em hãy cho biết các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại phân bố chủ yếu ở khu vực nào?
Lời giải:
- Các thành thị của Lưỡng Hà cổ đại (Ua; U-rúc; Ki-sơ; La-gát; Ma-ri; Át-sua; Um-ma; Ba-bi-lon) phân bố chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn: Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.
Lời giải bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết khác:
Thành tựu nào của người Lưỡng Hà cổ đại còn có ảnh hưởng đến ngày nay
Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Vận dụng 2 trang 40 Lịch Sử lớp 6: Thành tựu nào của người Lưỡng Hà cổ đại còn có ảnh hưởng đến ngày nay?
Lời giải:
- Những thành tựu của người Lưỡng Hà cổ đại còn ảnh hưởng đến ngày nay là:
+ Nông lịch (âm lịch).
+ Phương pháp đếm lấy số 60 làm cơ sở, ví dụ: chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây; chia một vòng tròn thành 360 độ..
Lời giải bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết khác:
Kể tên những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học
Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Vận dụng 3 trang 40 Lịch Sử lớp 6: Kể tên những đồ vật xung quanh em có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại.
Lời giải:
- Những đồ vật xung quanh có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại là:
+ Đồng hồ
+ Thước đo độ 3600
Lời giải bài tập Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay, chi tiết khác:
SBT Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
SBT Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Với soạn, giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch Sử 6 Bài 7.
VTH Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Với giải vở thực hành Lịch Sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh lớp 6 dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Lịch Sử 6 Bài 7.
Giải vở thực hành Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Lý thuyết Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Lý thuyết Lịch Sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại
Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại hay nhất, ngắn gọn sách Chân trời sáng tạo
sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
-Lưỡng Hà thuộc khu vực Tây Á, nằm trên lưu vực hai con sông lớn Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.
- Là một vùng bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ do nhận được phù sa từ sông ngòi.
- Ở đây, người ta biết làm nông nghiệp từ rất sớm. Họ trồng chà là, rau củ, ngũ cốc và thuần dưỡng động vật.
- Không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với những vùng xung quanh rất phát triển.
II. NHÀ NƯỚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
- Người Xu-me (Sumer) là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị.
- Sau người Xu-me, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên những vương quốc, những đế chế hùng mạnh.
- Năm 539 TCN, người Ba Tự xâm lược Lưỡng Hà. Lịch Sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà kết thúc.
III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU
- Chữ viết: chữ hình nêm hay hình góc.
- Văn học: sử thi Gin-ga-mét nói về một người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà.
- Luật pháp: năm 1750 TCN, bộ luật Ha-mu-ra-bi ra đời, quy định những nguyên tắc đời sống như quan hệ cộng đồng, buôn bán, xây dựng,…
- Toán học: hệ thống đếm số 60 làm cơ sở.
- Công trình kiến trúc nổi tiếng là vườn treo Ba-bi-lon.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7 Chân trời sáng tạo năm 2025 có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại có đáp án sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 6.
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7 Chân trời sáng tạo năm 2025 có đáp án
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được hình thành trên lưu vực
A. sông Nin.
B. Hoàng Hà và Trường Giang.
C. sông Hằng và sông Ấn.
D. sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
Đáp án D
Lưỡng Hà thuộc khu vực Tây Á, nằm trên lưu vực hai con sông lớn Ti-grơ và Ơ-phơ-rát ( SGK Lịch sử 6 - trang 37)
Câu 2: Công trình nào của cư dân Lưỡng Hà cổ đại được công nhận là kỳ quan thế giới cổ đại?
A. Tượng Nhân sư.
B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Cổng I-sơ-ta.
D. Khu lăng mộ Gi-za.
Đáp án B
Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Lưỡng Hà là vườn treo Ba-bi-lon (SGK- trang 40)
Câu 3: Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết, mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là
A. chữ Phạn.
B. chữ Hán.
C. chữ La-tinh.
D. chữ hình nêm.
Đáp án D
Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết, mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm (SGK Lịch sử 6 - trang 39)
Câu 4: Cư dân ở quốc gia cổ đại nào dưới đây đã sáng tạo ra hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở?
A. Ai Cập.
B. Hi Lạp.
C. Lưỡng Hà.
D. Ấn Độ.
Đáp án C
Người Lưỡng Hà rất giỏi về số học, có nhiều phương pháp đếm, trong đó nổi bật với hệ thống đếm số 60 làm cơ sở (SGK Lịch sử 6 - trang 39)
Câu 5: Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà cổ đại là
A. bộ sử thi Ra-ma-ya-na.
B. thần thoại Héc-quyn (Hercules).
C. bộ sử thi Gin-ga-mét.
D. thần thoại Nữ Oa.
Đáp án C
Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là bộ sử thi Gin-ga-mét, nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựn dựa trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me (SGK Lịch sử 6 – trang 39).
Câu 6: Bộ luật thành văn của người Lưỡng Hà cổ đại có tên gọi là gì?
A. Luật La Mã.
B. Luật Ha-mu-ra-bi.
C. Luật 12 bảng.
D. Luật Ha-la-kha.
Đáp án B
Bộ luật thành văn quan trọng của người Lưỡng Hà là Luật Ha-mu-ra-bi, ra đời vào năm 1750 TCN (SGK Lịch sử 6 – trang 39).
Câu 7: Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở?
A. Số 40.
B. Số 50.
C. Số 60.
D. Số 70.
Đáp án C
Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở (SGK – trang 39).
A. Giấy pa-pi-rút.
B. Thẻ tre.
C. Xương thú.
D. Đất sét.
Đáp án D
Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm “bút” rồi viết lên những tấm đất sét còn ướt.
Câu 9: Tộc người nào cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà?
A. Do thái.
B. Xu-me.
C. May-a
D. Át-xi-ri.
Đáp án B
Người Xu-me (Sumer) là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị. Đó là những nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà (SGK – trang 38)
Câu hỏi thông hiểu
Câu 10:Những con sông bồi đắp phù sa, tạo điều kiện cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại phát triển nền kinh tế nào dưới đây?
A. Thương nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Nông nghiệp.
D. Dịch vụ.
Đáp án C
Sông Ơ-phrat và Ti-grơ đã bồi tụ nên những đồng bằng phù sa rộng lớn, màu mỡ, tạo điều kiện cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại phát triển nền sản xuất nông nghiệp.
Câu 11: Đặc điểm nổi bật của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại là gì?
A. Dân tộc Xu-me làm chủ từ đầu đến cuối.
B. Nhà nước mang tính dân chủ điển hình.
C. Có nhiều tộc người thay phiên làm chủ Lưỡng Hà.
D. Có nhiều tộc người cùng tham gia đoàn kết xây dựng Lưỡng Hà
Đáp án C
Sau người Xu-me, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên những vương quốc, những đế chế hùng mạnh. (SGK – trang 38).
Câu 12: Vì sao có nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân?
A. Không có biên giới hiểm trở, đi lại dễ dàng, thuận lợi cho buôn bán.
B. Kinh tế nông nghiệp phát triển nên có nhiều lương thực để bán.
C. Nông nghiệp không có điều kiện phát triển nên phải buôn bán.
D. Có đường bờ biển dài, thuận lợi cho buôn bán.
Đáp án A
Do không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa Lưỡng Hà với các vùng xung quanh rất phát triển (SGK Lịch sử 6 – trang 38).
Câu hỏi vận dụng
Câu 13: Điểm chung trong điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là gì?
A. Có nhiều núi cao hiểm trở.
B. Có gió mùa với mưa nhiều.
C. Nằm trên lưu vực các dòng sông lớn.
D. Chịu ảnh hưởng lớn từ biển.
Đáp án B
Ai Cập nằm ở lưu vực sông Nin, Lưỡng Hà thuộc khu vực Tây Á, nằm trên lưu vực hai con sông lớn Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.
Câu 14: Lưỡng Hà cổ đại thuộc khu vực nào trên thế giới hiện nay?
A. Tây Á.
B. Bắc Phi.
C. Nam Âu
D. Nam Á
Đáp án A
Lưỡng Hà thuộc khu vực Tây Á (SGK Lịch sử 6 – trang 37).
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải điểm chung giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?
A. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính.
B. Nằm trên lưu vực các dòng sông lớn.
C. Lãnh thổ rộng lớn, nằm ở khu vực châu Á.
D. Có những công trình kiến trúc là kì quan thế giới cổ đại.
Đáp án B
Ai Cập cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi; Lưỡng Hà ở khu vực Tây Á
=> phương án B không phải là điểm chung giữa Ai Cập và Lưỡng Hà.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: