Giải Sinh học 11 | No tags
Mở đầu trang 116 Sinh học 11: Chim rồng rộc (Ploceus sp.) là loài sống theo bầy đàn (ở Việt Nam, chúng phân bố phổ biến ở vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Vào mùa sinh sản, các con chim trống thường làm tổ cạnh nhau. Chúng dùng lá, cỏ hoặc cành cây nhỏ kết lại với nhau thành tổ chim dày, dạng hình ống và có lối vào nằm ở phía dưới. Vì sao chim rồng rộc lại có cách xây tổ cầu kì như vậy? Cách xây tổ này có ý nghĩa gì đối với chúng?
Lời giải:
Chim rồng rộc có cách xây tổ cầu kì như vậy nhằm bảo vệ con non khỏi các mối đe dọa của động vật săn mồi như rắn, thằn lằn,…Ngoài ra, tổ chim còn có tác dụng giữ ấm, tránh mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng nở. Cách xây tổ này có ý nghĩa quan trọng trong sinh sản của chúng, đảm bảo sự tồn tại và kế tục của loài.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 1 trang 116 Sinh học 11: Thế nào là tập tính? Cho ví dụ. Tập tính có vai trò gì đối với động vật?
Lời giải:
- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích ứng với môi trường, duy trì nòi giống và tồn tại.
- Ví dụ: Nhện có tập tính giăng tơ để di chuyển và làm bẫy bắt mồi.
- Vai trò của tập tính đối với động vật:
+ Làm tăng khả năng sinh tồn của động vật.
+ Đảm bảo cho sự thành công của sinh sản.
+ Tập tính còn có thể được xem như là một cơ chế cân bằng nội môi, duy trì môi trường trong ổn định.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 2 trang 117 Sinh học 11: Lập bảng phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Lời giải:
Tiêu chí |
Tập tính bẩm sinh |
Tập tính học được |
Tính di truyền |
Có |
Không |
Tính cá thể |
Không |
Có |
Tính ổn định |
Ổn định |
Không ổn định |
Cơ chế phản xạ |
Phản xạ không điều kiện |
Phản xạ có điều kiện |
Ví dụ |
Gà con mới nở ra có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên (thường là gà mẹ) mà chúng nhìn thấy. Tập tính này là bản năng in vết ở hầu hết loài chim. |
Gà có tập tính chạy lại chỗ người cho ăn khi người cho ăn gọi bằng âm thanh quen thuộc (như tiếng vỗ tay, tiếng gọi “cục, cục”). |
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Luyện tập trang 117 Sinh học 11: Xác định các ví dụ sau thuộc loại tập tính nào. Giải thích.
a) Khỉ biết dùng ống hút để uống nước.
b) Thú con biết tìm vú mẹ để bú khi chưa mở mắt.
Lời giải:
a) Khỉ biết dùng ống hút để uống nước là tập tính học được. Do sinh ra khỉ không có tập tính này mà nó được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
b) Thú con biết tìm vú mẹ để bú khi chưa mở mắt là tập tính bẩm sinh. Do tập tính này sinh ra đã có, mang tính bản năng, không bị thay đổi theo thời gian, được di truyền từ thế hệ trước và đặc trưng cho loài.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 3 trang 117 Sinh học 11: Ở động vật có những dạng tập tính nào? Nêu vai trò của mỗi dạng tập tính đó.
Lời giải:
Dạng tập tính ở động vật |
Vai trò |
Tập tính kiếm ăn |
Giúp động vật tìm kiếm thức ăn, đảm bảo cho sự sinh tồn của chúng. |
Tập tính bảo vệ lãnh thổ |
Giúp bảo vệ nguồn thức ăn, nước uống, nơi ở và nơi sinh sản để không bị xâm phạm bời các động vật khác. |
Tập tính di cư |
Giúp động vật tìm nguồn thức ăn mới, tránh thời tiết khắc nghiệt, sinh sản,… |
Tập tính sinh sản |
Tạo ra thế hệ sau, giúp động vật duy trì nòi giống. |
Tập tính xã hội |
Đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong tìm kiếm, săn mồi hoặc chống lại kẻ thù. |
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 4 trang 117 Sinh học 11: Cho ví dụ chứng minh tập tính kiếm ăn khác nhau tùy từng loài động vật.
Lời giải:
Ví dụ chứng minh tập tính kiếm ăn khác nhau tùy từng loài động vật:
- Hổ săn mồi đơn độc còn sư tử săn mồi theo bầy đàn.
- Chim ruồi vỗ cánh liên tục và dùng mỏ để hút mật hoa, còn đại bàng sà xuống từ trên cao và dùng chân để bắt lấy cá.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 5 trang 118 Sinh học 11: Động vật có thể bảo vệ lãnh thổ của mình bằng những cách nào?
Lời giải:
Động vật có thể bảo vệ lãnh thổ của mình bằng nhiều cách khác nhau như: Đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu, đánh dấu bằng dịch tiết có mùi đặc biệt, chiến đấu để đánh đuổi các cá thể lạ ra khỏi lãnh thổ, cất tiếng kêu đánh dấu lãnh thổ,…
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 6 trang 118 Sinh học 11: Nguyên nhân nào dẫn đến việc di cư ở một số loài động vật? Cho ví dụ.
Lời giải:
- Nguyên nhân dẫn đến việc di cư ở một số loài động vật chủ yếu là do khan hiếm thức ăn, thời tiết khắc nghiệt (lạnh giá,…), sinh sản,…
- Ví dụ:
+ Vào mùa đông, chim én di cư về phương nam để tránh rét.
+ Cá chình di cư theo dòng chảy từ vùng nước ngọt ra biển để đẻ trứng.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 7 trang 119 Sinh học 11: Cho ví dụ về tập tính sinh sản ở một số loài động vật mà em biết.
Lời giải:
Ví dụ về tập tính sinh sản ở một số loài động vật:
- Vào cuối mùa xuân, các con ếch đực phát ra tiếng kêu để quyến rũ ếch cái; khi ghép đôi, ếch cái cõng ếch đực trên lưng đi tìm bờ nước để đẻ trứng, ếch đực ôm ngang eo ếch cái, nhờ có chai tay mà ếch đực có thể bám chặt hơn vào cơ thể ếch cái và kích thích ếch cái đẻ trứng, còn ếch đực phía trên tưới tinh trùng để thụ tinh cho trứng.
- Nhện, bọ ngựa có thói quen ăn thịt bạn tình sau khi giao phối, tập tính này xuất hiện ở con cái, nhờ đó con cái có đủ chất dinh dưỡng để sinh sản và nuôi con.
- Đến mùa sinh sản, chim công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái, sau đó chúng giao phối. Chim cái đẻ trứng và ấp trứng nở thành chim công con.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 8 trang 119 Sinh học 11: Tập tính xã hội ở động vật gồm những loại nào? Cho ví dụ.
Lời giải:
Các loại tập tính xã hội ở động vật:
- Tập tính thứ bậc. Ví dụ: Trong đàn sư sử, sư tử đực đầu đàn là con đực to khỏe và hung dữ nhất; khi săn được mồi, con đực đầu đàn sẽ được ăn trước tiên, tiếp theo lần lượt đến con đực thứ hai, thứ ba,… hoặc sư tử con có thứ bậc cao hơn sẽ được chăm sóc tốt hơn.
- Tập tính vị tha. Ví dụ: Hầu hết các công việc trong xã hội loài ong đều do ong thợ đảm nhận như xây tổ, kiếm ăn, chăm sóc con non, chiến đấu để bảo vệ tổ khi có kẻ xâm phạm.
- Tập tính hợp tác. Ví dụ: Chó sói săn mồi bằng cách cả đàn rượt đuổi theo con mồi, sói đầu đàn vượt lên chặn con mồi để cả đàn vồ bắt mồi.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Luyện tập trang 120 Sinh học 11: Tại sao hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội? Cho ví dụ.
Lời giải:
- Hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội vì tập tính di cư xảy ra ở các loài động vật sống theo bầy đàn.
- Ví dụ: Mỗi năm, quần thể linh dương đầu bò xanh tại Đông Phi đều di cư, chúng tìm đến nơi có nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tiết sữa và nuôi con non phát triển.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 9 trang 120 Sinh học 11: Pheromone có vai trò gì đối với động vật? Cho ví dụ.
Lời giải:
- Vai trò của pheromone đối với động vật: Giúp nhiều loài côn trùng và động vật có vú có thể nhận biết và giao tiếp với nhau. Phần lớn tín hiệu pheromone được sử dụng trong quá trình sinh sản, bên cạnh đó chúng còn có vai trò trong một số hoạt động khác của động vật.
- Ví dụ:
+ Bướm đực phát hiện tín hiệu pheromone do bướm cái tiết ra và di chuyển về phía con cái để giao phối.
+ Kiến tiết pheromone để đánh dấu đường đi, nhờ đó, các con kiến khác có thể tìm đường di chuyển về tổ.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 10 trang 121 Sinh học 11: Hãy cho một ví dụ về quen nhờn ở động vật. Tại sao quen nhờn vừa có lợi vừa có hại đối với động vật?
Lời giải:
- Một ví dụ về quen nhờn ở động vật: Một đàn chim đang đậu ở sân mổ thóc, mỗi khi có tiếng động mạnh, chim vội bay lên, sau đó đậu trở lại. Nếu kích thích (tiếng động) đó cứ lặp lại nhiều lần mà không kèm nguy hiểm nào thì sau đó, khi có tiếng động chim sẽ không bay đi nữa.
- Quen nhờn vừa có lợi vừa có hại đối với động vật vì quen nhờn giúp động vật thích nghi với môi trường, giúp chúng tiết kiệm năng lượng và hạn chế các phản ứng dư thừa. Tuy nhiên, nếu sau đó kích thích kèm theo nguy hiểm thì động vật có thể không kịp phản ứng, ảnh hưởng đến sự tồn tại của động vật, do đó quen nhờn vừa có lợi vừa có hại đối với động vật.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 11 trang 121 Sinh học 11: Tập tính in vết có vai trò như thế nào trong sự phát triển của động vật?
Lời giải:
Vai trò của tập tính in vết trong sự phát triển của động vật: Giúp động vật học tập các hành vi nhanh trong một thời gian ngắn, quyết định cho sự phát triển của con non, giúp chúng được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 12 trang 122 Sinh học 11: Quan sát Hình 18.11, hãy:
a) Cho biết ong bắp cày có thể nhận biết đường bay về tổ bằng cách nào.
b) Dự đoán đường di chuyển của ong bắp cày sẽ như thế nào nếu chuyển các quả thông sang vị trí xung quanh điểm A. Giải thích.
Lời giải:
a) Ong bắp cày có thể nhận biết đường bay về tổ bằng cách ghi nhớ những vật xung quanh tổ (cột mốc) như các quả thông.
b) Nếu chuyển các quả thông sang vị trí xung quanh điểm A thì ong bắp cày sẽ bay vào vị trí trung tâm điểm A chứ không phải tổ của nó. Vì chúng xác định tổ của mình bằng các học vị trí tương đối của tổ so với vòng quả thông bao quanh, do đó nếu vòng quả thông dịch chuyển, ong sẽ bay vào vị trí trung tâm vòng quả thông chứ không phải tổ của nó.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 13 trang 122 Sinh học 11: Hãy xác định các ví dụ sau thuộc kiểu học tập nào.
a) Một con báo sau khi bị thương bởi gai nhím, nó sẽ không bao giờ săn nhím nữa.
b) Khi cảm nhận tiếng bước chân, các con cá chép tập trung lại bên bờ hồ chờ cho ăn.
Lời giải:
a) Ví dụ thuộc kiểu điều kiện hóa hành động.
b) Ví dụ thuộc kiểu điều kiện hóa đáp ứng.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 14 trang 123 Sinh học 11: Khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề có ý nghĩa như thế nào trong việc kiếm ăn hoặc lẩn trốn kẻ thù? Cho ví dụ.
Lời giải:
- Ý nghĩa của khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề trong việc kiếm ăn hoặc lẩn trốn kẻ thù: Giúp động vật dễ dàng giải quyết vấn đề trong những tình huống cần thiết, giúp chúng tìm tìm kiếm thức ăn và lẩn trốn kẻ thù nhanh hơn.
- Ví dụ: Quạ biết cách cho các hòn sỏi vào bình để nước trong bình dâng lên và quạ có thể uống nước.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 15 trang 125 Sinh học 11: Hãy dự đoán nếu một cá thể động vật bị cách li ra khỏi đời sống xã hội thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành các tập tính học được của cá thể đó. Giải thích.
Lời giải:
Nếu một cá thể động vật bị cách li ra khỏi đời sống xã hội thì việc hình thành tập tính học được sẽ giảm. Do tập tính học được được hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm, khi bị tách ra khỏi đàn, cá thể không thể hành động của các cá thể khác, thiếu đi sự tương tác và giao tiếp giữa các cá thể cùng loài, do đó làm giảm khả năng hình thành các tập tính học được.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Luyện tập trang 124 Sinh học 11: Tại sao động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì có khả năng học tập càng cao?
Lời giải:
Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì có khả năng học tập càng cao vì quá trình học tập dựa trên cơ sở là sự hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện, được thực hiện thông qua hệ thần kinh. Hệ thần kinh càng phát triển thì quá trình tiếp nhận, xử lí, ghi nhớ và củng cố thông tin càng hiệu quả, do đó khả năng học tập càng cao.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 16 trang 125 Sinh học 11: Nêu một số ứng dụng tập tính ở động vật trong đời sống thực tiễn ở động vật bằng cách hoàn thành bảng sau.Nêu một số ứng dụng tập tính ở động vật trong đời sống thực tiễn ở động vật bằng cách hoàn thành bảng sau.
Lời giải:
Ứng dụng |
Cơ sở |
Sử dụng các loài thiên địch (bọ rùa, ong mắt đỏ,…) để tiêu diệt sâu hại mùa màng. |
Dựa trên tập tính bẩm sinh. |
Sử dụng âm thanh để gọi gia súc, gia cầm về chuồng. |
Dựa trên tập tính học được. |
Huấn luyện chó nghiệp vụ để hỗ trợ truy bắt tội phạm, phát hiện ma túy. |
Dựa trên tập tính học được. |
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Câu hỏi 17 trang 125 Sinh học 11: Hãy kể một số thói quen tốt và thói quen xấu của bản thân. Đề xuất biện pháp để duy trì thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu.
Lời giải:
* Gợi ý:
- Một số thói quen tốt của bản thân: Đọc sách mỗi ngày, học và làm bài tập về nhà mỗi ngày, luôn sử dụng giấy nhớ (note) khi học tập, giữ gìn góc học tập ngăn nắp, tập thể dục vào mỗi sáng, ngủ đúng giờ,…
- Một số thói quen xấu của bản thân: Đi học muộn, ngủ nướng, làm việc riêng trong giờ học, nghiện mạng xã hội, lười tập thể dục, ăn không đúng bữa,…
- Biện pháp để duy trì thói quen tốt: Cố gắng thực hiện các thói quen tốt một cách thường xuyên, có lịch trình cụ thể và mục tiêu rõ ràng. Chia sẻ với mọi người hoặc tìm kiếm sự động viên và hỗ trợ từ người khác nhằm duy trì thói quen tốt,…
- Biện pháp khắc phục thói quen xấu: Lập danh sách các hành động thay thế các thói quen xấu, lên kế hoạch và kiên trì thực hiện,…
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác:
Vận dụng trang 125 Sinh học 11: Tại sao nên giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ?
Lời giải:
Nên giáo dục cho trẻ từ khi còn nhỏ vì giai đoạn khi trẻ còn nhỏ là giai đoạn não bộ và các giác quan phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các thói quen, khả năng nhận thức và tư duy. Giáo dục từ sớm giúp hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện, dựa trên sự quan sát của trẻ. Giúp trẻ em hình thành và phát triển được các kĩ năng, thái độ, hành vi,… đúng đắn, xây dựng các thói quen tích cực, giúp trẻ phát triển một cánh lành mạnh và toàn diện hơn.
Lời giải bài tập Sinh 11 Bài 18: Tập tính ở động vật hay khác: