Soạn bài Những người bạn trang 34 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Thực hành đọc: Những người bạn trang 34 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Những người bạn trang 34 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Bài học đường đời đầu tiên

Bố cục

Xem thêm Bố cục Bài học đường đời đầu tiên

Khi đọc văn bản, các em cần chú ý:

- Người kể chuyện là Bê-tô với ngôi kể thứ nhất.

- Nhân vật trong truyện đồng thoại: đều là loài chó.

+ Bê-tô

+ Lai-ca

+ Bi-nô

- Lời đối thoại, cử chỉ, hành động của Lai-ca:

+ Giục Bê-tô nhằn dép mẹ chị Ni, thi với Bê-tô xem ai gặm nát nhiều thứ hơn.

+ Lẻn, đánh cắp cục xà phòng và gặm.

+ Bày trỏ nhảy chồm chồm trong giờ ăn.

+ Bày nhiều trò phiền toái.

- Lời đối thoại, cử chỉ, hành động của Bi-nô:

+ Chỉ ra những điều thú vị của việc nhìn thấy nắng sau những ngày mưa.

+ Dẫn Bê-tô xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn, nằm nghe mưa.

+ Gãi mõm vào tai Bê-tô: Mày sao thế? Sợ à?; Sợ nhưng mà thích chứ?

+ Thò đầu ra khỏi gầm chạn, lặng lẽ ngắm mưa.

- Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” (Bê-tô) về hai người bạn:

+ Đối với Lai-ca: 

• Sung sướng vì sự giống nhau, đọc thấu tâm hồn nhau.

• Một người bạn hấp dẫn.

• Luôn có cái nhìn thiện cảm, dành tình yêu cho Lai-ca.

+ Đối với Bi-nô:

• Một người bạn thông thái, hấp dẫn không kém.

• Bổ sung cho “tôi” một cách nhìn khác về bạn bè, thú ở đời.

- Thông điệp về tình bạn mà em nhận được từ văn bản: Mỗi người bạn đều có những bản sắc riêng và điều đó mang đến cho chúng ta những cảm nhận khác nhau. 

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 11 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 11 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 11 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Truyện và truyện đồng thoại

- Truyện là tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

- Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa (vừa mang đặc tính vốn có của loài vừa mang đặc điểm con người).

Cốt truyện: Yếu tố quan trọng, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định.

Nhân vật: Đối tượng (con người, thần tiên, ma quỷ, đồ vật,…) được nhà văn khắc họa trong tác phẩm.

Người kể chuyện: Nhân vật được tạo ra để kể lại câu chuyện, có thể xuất hiện trực tiếp (ngôi thứ nhất) hoặc không tham gia vào câu chuyện (ngôi thứ ba).

Lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Lời người kể chuyện thuật lại các sự việc trong câu chuyện.

- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại).

Từ đơn và từ phức

- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.

- Từ phức là có hai tiếng trở lên.

+ Từ ghép: Giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa.

+ Từ láy: Giữa các tiếng có quan hệ về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc cả hai).

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên (trang 12-19) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên trang 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên (trang 12-19) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Bài học đường đời đầu tiên

Bố cục

Xem thêm Bố cục Bài học đường đời đầu tiên

Trước khi đọc

1 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

-Khi đọc một truyện kể hay xem một bộ phim nói về một niềm vui hay nỗi buồn mà nhân vật đã trải qua, em đã có suy nghĩ đồng cảm với nhân vật, phân tích điều gì làm nhân vật vui hoặc buồn.

2 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Những điều em thấy hài lòng khi nghĩ về bản thân: Đã có ý thức tự giác học bài mỗi tối, biết dọn cơm giúp mẹ,…

- Những điều em thấy chưa hài lòng khi nghĩ về bản thân: Đi ngủ muộn, chưa tự giác đi đánh răng trước khi đi ngủ,…

Đọc văn bản

Theo dõi (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Mèn:

- Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

- Co cẳng đạp phanh phách, cánh thành áo dài kín đuôi.

- Bách bộ thì cả người rung tinh màu nâu mỡ.

- Đầu to nổi từng tảng, hai răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp.

- Sợi râu dài và uốn cong.

- Đi đứng oai vệ, cho ra kiểu cách con nhà võ.

Dự đoán (trang 14 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Vì Dế Mèn hung hăng, hống hách, có những hành động cử chỉ ngu dại thế nên em dự đoán thế nào về sự việc sắp kể là một tai họa ập đến với Dế Mèn.

Theo dõi (trang 14 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Những lời đối thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

- Dế Mèn thì huênh hoang, lên mặt dạy đời Dế Choắt về cách xây tổ.

- Dế Choắt vin vào việc mình ốm đau nhờ Dế Mèn xây tổ thông qua nhà Dế Mèn để lỡ khi có chuyện thì chạy sang đó.

- Nhưng với điệu bộ khinh khỉnh, Dế Mèn từ chối thẳng thừng không bận tâm.

Theo dõi (trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Lúc rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, Dế Mèn không nghĩa đến hậu quả.

Theo dõi (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Dế Choắt bị chị Cốc mổ trúng hai mỏ, quẹo xương sống lăn ra kêu váng.

- Dế Mèn đã núp kĩ đáy đất, nằm im thít.

Theo dõi (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Những từ ngữ miêu tả cảm xúc của Dế Mèn: hối hận, biết làm thế nào bây giờ, vừa thương vừa ăn năn tội mình,…

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn theo ngôi thứ nhất.

Câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm của con người:

+ Chàng dế thanh niên cường tráng.

+ Cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

+ Đi bách bộ.

+ Đi đứng oai vệ.

+ Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.

+ Quát chị Cào Cào, ngứa chân đá anh Gọng Vó.

+ Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.

- Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện đồng thoại.

Câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Cách Dế Mèn tự miêu tả và đánh giá về bản thân ở phần một rất tự tin nhưng em không thích vì anh ta cũng rất kiêu ngạo. Em thấy tính cách của Dế Mèn rất hiếu thắng hay bắt nạt kẻ yếu.

Câu 4 trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Dế Mèn đã lên mặt dạy đời Dế Choắt về cách xây tổ.

- Nhưng khi Dế Choắt nhờ giúp đỡ thì Dế Mèn từ chối thẳng thừng không bận tâm.

- Những lời nói đó thể hiện thái độ ngạo mạn, kiêu căng, coi thường người khác, chỉ biết nghĩ cho mình.

Câu 5 trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ: Hốt hoảng → Hối hận → Thương Dế Choắt, ăn năn tội mình.

- Những cảm xúc, suy nghĩ đó cho thấy Dế Mèn bắt đầu nhìn nhận lại hành động của bản thân, chỉnh đốn lại lối cư xử của mình.

Câu 6 trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Theo em, từ những trải nghiệm đáng nhớ, Dế Mèn đã rút ra bài học lối cư xử ngạo mạn, thói quen hay bắt nạt kẻ yếu, lối sống ích kỉ; biết quan tâm đến mọi người hơn, cử xử đúng đắn có chừng mực,…

Câu 7 trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Nhân vật Dế Choắt là một người yếu đuối, chậm chạp, luôn đau ốm, gầy gò, nhút nhát, thể hình có nhiều khuyết điểm.

- Nếu gặp một người bạn có đặc điểm giống như Dế Choắt, em sẽ quan tâm, hỏi hạn, giúp đỡ bạn những gì mà bạn không làm được, không dè bỉu chê bai bạn,…

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Tôi là Dế Choắt, hàng xóm sống bên cạnh nhà Dế Mèn. Tôi sinh ra đã ốm yếu nên có nhờ anh Dế Mèn xây một lối sang nhà anh ý để chay khi có chuyện nhưng bị từ chối. Trái ngược với tôi, Dế Mèn vô cùng khỏe khoắn, cao lớn thế nhưng tính tình kiêu ngạo, ích kỉ. Một hôm anh trêu chị Cốc và tôi chịu đòn thay anh ý. Sau sự kiện đó, Dế Mèn đã vô cùng ăn năn hối lỗi. 

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 20 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Từ đơn và từ phức lớp 6 trang 20 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 20 Tập 1 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Từ đơn và từ phức

Câu 1 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

Tôi, nghe, người

Bóng mỡ, ưa nhìn

Hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh

Câu 2 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Những từ láy mô phỏng âm thanh ở trong Bài học đường đời đầu tiên: phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp, văng vẳng, sùi sụt, bì bõm, hừ hừ, véo von.

Câu 3 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong các câu sau:

- Từ láy: phanh phách, ngoàm ngoạp, dún dẩy.

- Tác dụng: Nhân vật Dế Mèn sinh động, nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng mạnh mẽ, bộc lộ niềm tự hào về bản thân.

Nghĩa của từ

Câu 4 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Nghèo: Ở tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất.

Nghèo sức: khả năng hoạt động, làm việc bị hạn chế, sức khỏe kém.

- Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.

Điệu hát mưa dầm sùi sụt: điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.

Câu 5 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Nhà chúng ta cứ ăn xổi ở thì mãi ư?

- Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

- Chú mèo nhà chúng ta hôi như cú mèo.

Biện pháp tu từ

Câu 6 trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc: so sánh hai cái răng của Dế Mèn khi nhai thức ăn với hai lưỡi liềm máy đang làm việc để nhấn mạnh tuổi ăn tuổi lớn, đầy sức sống.

- Mỏ Cốc như cái dùi sắ, chọc xuyên cả đất: so sánh mỏ chị Cốc với cái dùi sắt cho thấy sự tức giân, sức mạnh đáng sợ.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Nếu cậu muốn có một người bạn - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nếu cậu muốn có một người bạn ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nếu cậu muốn có một người bạn - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Nếu cậu muốn có một người bạn....

Bố cục

Xem thêm Bố cục Nếu cậu muốn có một người bạn....

Trước khi đọc

1 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Một số từ miêu tả cảm xúc của em khi nghĩ về một người bạn thân: vui vẻ, hạnh phúc, đồng cảm,…

- Điều khiến các em trở thành đôi bạn thân đó chính là sự sẻ chia và thấu cảm lẫn nhau.

2. (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Em và người bạn thân ấy đã làm quen với nhau khi ngồi chung một bàn tại lớp học, cùng nhau giúp đỡ trong học tập,…

Đọc văn bản

Theo dõi (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Những lời đối thoại giữa hoàng tử bé và cáo là giữa hai người xa lạ lần đầu gặp nhau.

Theo dõi (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Từ “cảm hóa” xuất hiện 15 lần trong cuộc đối thoại giữa hoàng tử bé và cáo, từ đầu đến cuối đoạn trích.

Theo dõi (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Cảm nhận khác nhau của cáo về:

- Những bước chân khác khiến cáo trốn vào lòng đất, còn tiếng bước chân của hoàng tử bé như tiếng nhạc và gọi cáo ra khỏi hang.

- Cánh đồng lúa mì không gợi nhớ gì cho cáo nhưng nếu được cảm hóa thì cáo sẽ nhớ màu tóc của hoàng tử bé vàng óng ả như lúa mì.

Theo dõi (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Đó là ngồi cách xa nhau, quan sát, không nói gì rồi từ từ ngồi xích lại.

Theo dõi (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Vì bông hồng của hoàng tử bé đã cảm hóa cậu. 

Theo dõi (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần.

- Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…

- Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác vừa đặt chân lên Trái Đất, buồn bã khi phát hiện ra bông hồng của cậu không phải là duy nhất. Lúc đó cáo xuất hiện, đang bị săn đuổi, sợ hãi.

Câu 2 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Từ “cảm hóa” xuất hiện 15 lần trong đoạn trích.

- Qua những lời giải thích của cáo, em hiểu “cảm hóa” nghĩa là kết nối tình cảm, dành thời gian tìm hiểu nhau, làm thân với nhau.

Câu 3 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Cáo thiết tha mong được kết bạn với hoàng tử bé vì hoàng tử bé cư xử với cáo rất lịch sử, thân thiện khác với mọi người khác.

Câu 4 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Nếu được hoàng tử bé “cảm hóa”, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi: tiếng bước chân reo vang âm nhạc lôi cáo ra khỏi hang, nhìn cánh đồng lúa mì sẽ thân thương vì màu vàng óng ả như tóc hoàng tử bé. 

- Qua đó, em cảm nhận tình bạn sẽ mang sự tươi sáng, ấm áp cho cuộc đời chúng ta.

Câu 5 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Khi chia tay hoàng tử bé, cáo muốn khóc, đau buồn vì chia xa; màu vàng lúa mì mang đến sự thân thương, ấm áp của tình bạn

- Thế nhưng cáo không hối tiếc về việc kết bạn với hoàng tử bé vì “còn màu lúa mì”, nhờ có tình bạn, cáo không còn cô đơn, không buồn tẻ mà thay vào đó là tỏa sáng, rực rỡ…

Câu 6 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Hoàng tử bé đã nhắc lại lời nói nào của cáo “để cho nhớ”:

+ Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần..

+ Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…

+ Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…

- Cảm nhận của em về ý nghĩa của câu nói thấy rõ trái tim với nhìn bằng mắt trần: Con người cần nhìn nhận đánh giá mọi thứ bằng tình yêu, tin tưởng, thấu hiểu.

Câu 7 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Bài học về cách kết bạn rằng chúng ta cần kiên nhất, thân thiện, dành thời gian cảm hóa lẫn nhau.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Sau khi cậu ấy đi rồi, tôi vỡ òa bật khóc thật to. Thế là không còn ở bên cạnh tôi nữa. Nhưng không sao, kỉ niệm vẫn còn tồn tại trong tôi. Tuy không gần cậu ý, không được trò chuyện hàng ngày, thế nhưng khi nhìn đồng lúa mì tôi cảm thấy cậu ý. Màu vàng óng ả bay trong làn gió giống như mái tóc cậu ý trong những lúc chạy nhảy. Cảm ơn vì đã đến đây và cảm hóa tôi!

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 26 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ lớp 6 trang 26 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 26 Tập 1 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nghĩa của từ ngữ

Câu 1 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Tha hóa: biến thành cái khác, mặng đặc điểm trái ngược với bản chất vốn có.

Nhân cách hóa: gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người (một biện pháp tu từ)

Trẻ hóa: làm cho thành phần gồm có nhiều người trẻ hơn, để có được nhiều nhân tố tích cực hơn.

Câu 2 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Bản nhạc này vô cùng đơn điệu gây nhàm chán cho chúng tôi.

- Cô giáo kiên nhẫn dạy dỗ học sinh lớp 6A1.

- Ta phải tìm ra cốt lõi của vấn đề và giải quyết nó trước.

Biện pháp tu từ

Câu 3 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Biện pháp tu từ: so sánh tiếng bước chân của hoàng tử bé với tiếng nhạc.

- Tác dụng: Nhấn mạnh đó là thứ âm thanh vui tươi, gần gũi. Từ đó thấy được tình bạn gắn bó, yêu thương giữa cáo và hoàng tử bé.

Câu 4* trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Một số lời thoại được lặp lại trong văn bản:

+ Vĩnh biệt

+ Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần

+ Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn…

- Tác dụng: nhấn mạnh nội dung câu nói, vừa tạo nhạc tính và chất thơ cho văn bản.

Từ ghép và từ láy

Câu 5 trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Cáo là một nhân vật đáng thương trong đoạn trích. Cậu bị truy đuổi ráo riết bởi loài người. Cáo cô đơn, phải trốn sâu trong hang tối, sợ những tiếng bước chân. Hoàng tử bé đến, mang theo sự ấm áp đến bên cáo. Hai nhân vật “cảm hóa” lẫn nhau, đem đến một thứ tình bạn tuyệt vời. Cho dù hoàng tử bé có đi xa nhưng cáo vẫn sẽ luôn nhớ về cậu bởi “màu vàng của lúa mì”.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Bắt nạt - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Bắt nạt ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Bắt nạt - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Bắt nạt

Bố cục

Xem thêm Bố cục Bắt nạt

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Đối với các bạn bắt nạt: phê bình thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát chuyện bắt nạt nhưng vẫn cởi mở, thân thiện.

- Đối với các bạn bị bắt nạt: gần gũi, tôn trọng, yêu mến.

Câu 2 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ.

- Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt.

Câu 3* trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Một số biểu hiện của ý vị hài hước qua hình ảnh hài hước, ngộ nghĩnh:

- Sao không ăn mù tạt…

- Sao không trêu mù tạt…

- Tại sao không học hát, nhảy híp-hóp…

- Vì bắt nạt dễ lây, rất hôi…

Câu 4 trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Tình huống từng chứng kiến cảnh bắt nạt: Em không còn thờ ơ, không còn những suy nghĩ đó không phải là chuyện của mình, thay vào em sẽ hỏi han, giúp đỡ bạn bị bắt nạt,…

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em (trang 28) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 28 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em (trang 28) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

- Nghĩ về những sự việc quan trọng đã xảy ra với em: Em bị ốm, được mẹ chăm sóc.

- Liệt kê ra giấy những sự việc đáng nhớ:

+ Sau khi đi học về, em trở về nhà, em bị sốt.

+ Mẹ hỏi han, dỗ dành em ăn cháo, uống thuốc.

+ Mẹ canh em cả đêm.

b. Tìm ý 

- Câu chuyện xảy ra khi em đi học về, tại nhà.

- Câu chuyện này liên quan đến em và mẹ.

- Mẹ hỏi han, dỗ dành em ăn cháo, uống thuốc, chăm sóc em cả đêm.

- Câu chuyện xảy ra như thế vì em bị ốm sau khi đi học về.

- Sau khi chứng kiến, em thấy rất yêu thương mẹ, xúc động vì những gì mẹ làm cho em.

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu về mẹ và sự việc em bị ốm.

+ Tôi đã nhiều lần tự hỏi "Liệu ba mẹ có thương mình không"? Chắc là các bạn đang rất ngạc nhiên về câu hỏi này nhỉ? Tôi thường luôn nghĩ rằng mẹ không quan tâm đến tôi nhưng tôi đã lầm.

+ Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

- Nội dung chính:

+ Nêu lí do xuất hiện trải nghiệm: Tối hôm trước, thức đêm đọc truyện tới tận sáng mới đi ngủ. Đi học mệt mỏi, đầu đau như búa bổ,…

+ Trình bày diễn biến của trải nghiệm:

• Tối về, tôi trèo vào phòng ngay, bỏ bữa cơm tối, nằm bẹp trên giường, tai ù hẳn đi. 

• Đột nhiên có bàn tay mát lạnh đặt trên trán tôi, mở mắt và thấy mẹ đang ngồi trên đầu giường, mẹ bảo tôi ăn cháo.

• Mẹ kêu tôi uống thuốc – thứ mà tôi ghét nhất.

• Hình như mẹ đã già hơn trước thì phải. Mái tóc mẹ đã điểm mấy sợi bạc, không còn đen óng nữa. Trên gương mặt trái xoan của mẹ đã có vài nếp nhăn…

• Tôi mệt quá, ngủ thiếp đi.

• Tận trưa hôm sau, tỉnh dậy tôi mới thấy mình đỡ hơn.

• Phát hiện ra mẹ nằm cạnh mình suốt cả đêm lẫn sáng, liên tục kiểm tra xem tôi đã hết sốt chưa,…

• Xúc động, tôi chợt nhận ra chỉ có hơi ấm từ bàn tay tôi và tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho tôi là không hề thay đổi. 

- Kết thúc:

+ Mẹ là người chở che, chăm sóc, yêu thương nuôi dưỡng tôi lớn khôn. Tình mẹ bao la, rộng lớn, trải dài vô tận. Nhờ có chúng mà tôi mới có thể phát triển. 

+ Mẹ là người không thể thiếu trong mỗi cuộc đời chúng ta. Thời gian không chờ đợi một ai và các bạn cần yêu thương, để ý, giúp đỡ mẹ mình nhiều hơn.

2. Viết bài

Những lúc dỗi hờn tôi lại nghĩ rằng mẹ không quan tâm đến tôi. Nhưng hóa ra tôi đã lầm. Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

Tối hôm nọ, tôi thức đêm mải mê đọc truyện tới tận sáng mới đi ngủ. Tôi bị cuốn theo nội dung của câu chuyện mà quên mất sáng mai mình phải đi học cả ngày. Đó là lí do khi đi học tôi bị mệt mỏi, đầu đau như búa bổ. Tôi gắng gượng cố ngồi học cho hết buổi như có tấn đá nặng ngàn cây đè lên đầu tôi. Tôi rất hối hận vì đã không chịu đi ngủ sớm tối qua. Tối về, tôi trèo vào phòng ngay, bỏ bữa cơm tối, mẹ có gọi hỏi nhưng tôi lờ đi vì quá mệt. Tôi liền nằm bẹp trên giường, tai ù hẳn đi, không để ý gì đến xung quanh nữa.

Đột nhiên có bàn tay mát lạnh đặt trên trán tôi, kiểm tra xem tôi bị làm sao. Mở mắt ra, tôi thấy mẹ đang ngồi trên đầu giường. Tôi khóc thút thít, thều thào kêu mệt với mẹ. Khuôn mặt mẹ đầy lo lắng và bảo tôi ăn cháo:

- Ăn cháo đi con! Mẹ mới nấu xong, đúng loại cháo sườn mà con yêu thích nhất!

Tôi vì quá mệt nên không muốn ăn nhưng mẹ thì vẫn cố đút cho tôi ăn từng tí một. Được một bát cháo con, mẹ kêu tôi uống thuốc – thứ mà tôi ghét nhất:

- Uống xong viên thuốc này là con sẽ đỡ bệnh hơn đó! Tin mẹ đi!

Viên thuốc ấy thật đắng làm sao! Uống xong, tôi quan sát mẹ, lâu lắm rồi tôi mới ngắm kĩ khuôn mặt ấy. Hình như mẹ đã già hơn trước thì phải. Mái tóc mẹ đã điểm mấy sợi bạc, không còn đen óng nữa. Trên gương mặt trái xoan của mẹ đã có vài nếp nhăn. Người mẹ tần tảo của tôi vừa làm việc chăm chỉ trên công ty vừa đảm đang công việc nhà mỗi tối. Mẹ giống như người hùng của tôi vậy!

Cơn sốt đã hạ nhưng tôi mệt quá, đành ngủ thiếp đi. Khi ánh nắng chiếu rọi vào trong phòng khiến tôi khó chịu. Tận trưa hôm sau, tỉnh dậy tôi mới thấy mình đỡ hơn. Nhìn thấy mẹ nằm cạnh tôi ngủ thở dìu dịu. À hóa ra mẹ đã nằm cạnh mình suốt cả đêm lẫn sáng, liên tục kiểm tra xem tôi đã hết sốt chưa. Xúc động, tôi chợt nhận ra chỉ có hơi ấm từ bàn tay tôi và tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho tôi là không hề thay đổi. Tôi bật khóc khi nghĩ đến những lúc cãi lại mẹ hay dỗi mẹ trốn ăn cơm. Tất cả hành động mẹ làm đều chỉ mong tôi lớn khôn, có cuộc sống đầy đủ hơn. Tôi nhận ra tôi phải cố sức học tập để khiến mẹ an lòng nhiều hơn. Giúp đỡ mẹ những công việc nhà đơn giản. Thật lòng chia sẻ những cảm xúc của bản thân để lắng nghe mẹ kĩ hơn.

Mẹ là người chở che, chăm sóc, yêu thương nuôi dưỡng tôi lớn khôn. Tình mẹ bao la, rộng lớn, trải dài vô tận. Nhờ có chúng mà tôi mới có thể phát triển. Càng lớn tôi càng nhận ra tốc độ già đi của mẹ tỉ lệ thuận với sự lớn lên của tôi. Thế nên tôi mong mẹ có thật nhiều sức khỏe, bình an. Mẹ là người không thể thiếu trong mỗi cuộc đời chúng ta. Nếu ai đó không có hoặc thiếu đi sự quan tâm ắt hẳn là thiệt thòi lớn nhất của họ. Thời gian không chờ đợi một ai và các bạn cần yêu thương, để ý, giúp đỡ mẹ mình nhiều hơn.

3. Chỉnh sửa bài viết

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm ...

- Soạn bài Kể lại một trải nghiệm ... ngắn nhất:

Soạn bài (Nói và nghe trang 32) Kể lại một trải nghiệm của em - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của em trang 32, 33 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 32) Kể lại một trải nghiệm của em - ngắn nhất Kết nối tri thức

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Đọc lại nhiều lần bài viết của mình.

b. Tập luyện

2. Trình bày bài nói

Những lúc dỗi hờn tôi lại nghĩ rằng mẹ không quan tâm đến tôi. Nhưng hóa ra tôi đã lầm. Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.

Tối hôm nọ, tôi thức đêm mải mê đọc truyện tới tận sáng mới đi ngủ. Tôi bị cuốn theo nội dung của câu chuyện mà quên mất sáng mai mình phải đi học cả ngày. Đó là lí do khi đi học tôi bị mệt mỏi, đầu đau như búa bổ. Tôi gắng gượng cố ngồi học cho hết buổi như có tấn đá nặng ngàn cây đè lên đầu tôi. Tôi rất hối hận vì đã không chịu đi ngủ sớm tối qua. Tối về, tôi trèo vào phòng ngay, bỏ bữa cơm tối, mẹ có gọi hỏi nhưng tôi lờ đi vì quá mệt. Tôi liền nằm bẹp trên giường, tai ù hẳn đi, không để ý gì đến xung quanh nữa.

Đột nhiên có bàn tay mát lạnh đặt trên trán tôi, kiểm tra xem tôi bị làm sao. Mở mắt ra, tôi thấy mẹ đang ngồi trên đầu giường. Tôi khóc thút thít, thều thào kêu mệt với mẹ. Khuôn mặt mẹ đầy lo lắng và bảo tôi ăn cháo:

- Ăn cháo đi con! Mẹ mới nấu xong, đúng loại cháo sườn mà con yêu thích nhất!

Tôi vì quá mệt nên không muốn ăn nhưng mẹ thì vẫn cố đút cho tôi ăn từng tí một. Được một bát cháo con, mẹ kêu tôi uống thuốc – thứ mà tôi ghét nhất:

- Uống xong viên thuốc này là con sẽ đỡ bệnh hơn đó! Tin mẹ đi!

Viên thuốc ấy thật đắng làm sao! Uống xong, tôi quan sát mẹ, lâu lắm rồi tôi mới ngắm kĩ khuôn mặt ấy. Hình như mẹ đã già hơn trước thì phải. Mái tóc mẹ đã điểm mấy sợi bạc, không còn đen óng nữa. Trên gương mặt trái xoan của mẹ đã có vài nếp nhăn. Người mẹ tần tảo của tôi vừa làm việc chăm chỉ trên công ty vừa đảm đang công việc nhà mỗi tối. Mẹ giống như người hùng của tôi vậy!

Cơn sốt đã hạ nhưng tôi mệt quá, đành ngủ thiếp đi. Khi ánh nắng chiếu rọi vào trong phòng khiến tôi khó chịu. Tận trưa hôm sau, tỉnh dậy tôi mới thấy mình đỡ hơn. Nhìn thấy mẹ nằm cạnh tôi ngủ thở dìu dịu. À hóa ra mẹ đã nằm cạnh mình suốt cả đêm lẫn sáng, liên tục kiểm tra xem tôi đã hết sốt chưa. Xúc động, tôi chợt nhận ra chỉ có hơi ấm từ bàn tay tôi và tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho tôi là không hề thay đổi. Tôi bật khóc khi nghĩ đến những lúc cãi lại mẹ hay dỗi mẹ trốn ăn cơm. Tất cả hành động mẹ làm đều chỉ mong tôi lớn khôn, có cuộc sống đầy đủ hơn. Tôi nhận ra tôi phải cố sức học tập để khiến mẹ an lòng nhiều hơn. Giúp đỡ mẹ những công việc nhà đơn giản. Thật lòng chia sẻ những cảm xúc của bản thân để lắng nghe mẹ kĩ hơn.

Mẹ là người chở che, chăm sóc, yêu thương nuôi dưỡng tôi lớn khôn. Tình mẹ bao la, rộng lớn, trải dài vô tận. Nhờ có chúng mà tôi mới có thể phát triển. Càng lớn tôi càng nhận ra tốc độ già đi của mẹ tỉ lệ thuận với sự lớn lên của tôi. Thế nên tôi mong mẹ có thật nhiều sức khỏe, bình an. Mẹ là người không thể thiếu trong mỗi cuộc đời chúng ta. Nếu ai đó không có hoặc thiếu đi sự quan tâm ắt hẳn là thiệt thòi lớn nhất của họ. Thời gian không chờ đợi một ai và các bạn cần yêu thương, để ý, giúp đỡ mẹ mình nhiều hơn.

3. Sau khi nói

Soạn bài Kể lại một trải nghiệm ...

- Soạn bài Kể lại một trải nghiệm ... ngắn nhất:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 33 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 33 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 33 - ngắn nhất Kết nối tri thức

1 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Truyện đồng thoại mà em yêu thích: Vịt Con đi lạc – Lê Luynh.

Gà mẹ dẫn đàn con đi ăn, thấy Vịt Con đi lạc liền gọi:

- Này Vịt Con, đi với cô nào! Cô sẽ giúp con kiếm ăn.

Vịt Con nghe vậy liền đi theo, ăn chung với đàn gà. Đàn gà con thấy Vịt Con được mẹ chia mồi nên phàn nàn:

- Sao mẹ lại cho Vịt Con ăn chung với tụi con? Nó đâu có cùng loài với mình?

Gà mẹ giải thích:

- Các con thử nghĩ nếu bản thân mình đi lạc và gặp đàn vịt khác thì sao? Lúc đó thì các con muốn được họ giúp đỡ hay bị bỏ rơi chỉ vì khác loài?

a. Người kể chuyện ẩn danh, theo ngôi kể thứ ba.

b. Một số đặc điểm giúp em nhận biết được tác phẩm đó là đồng thoại:

- Nhân vật là loài vật: Vịt Con, gà mẹ, đàn gà con.

- Đặc tính vốn có: Gà, vịt sống theo đàn, cùng đi kiếm ăn.

- Mang đặc điểm loài người: đi lạc, phàn nàn, giúp đỡ,…

c. 

trang 33 Củng cố và mở rộng

d. Cảm nhận của em về nhân vật mẹ gà là một người nhân ái, tràn đầy tình yêu thương. Khi cô chứng kiến cảnh Vịt Con một mình, đã rủ lòng thương, cưu mang Vịt Con. Đám trẻ nhà mẹ gà không hiểu vì sao mẹ làm như thế. Cô đã từ từ giải thích cho mọi người hiểu. Quả là một người thông thái, nhân hậu!

2 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Kể từ khi làm bạn với lớp phó học tập thì điểm số của em được cải thiện rõ rệt. Những giờ ra chơi, ngày nghỉ cuối tuần, lớp phó đã tận tình chỉ bài cho em. Và bản thân em đã chăm chỉ, nhờ sự giúp đỡ ấy mà em đã học tốt hơn rất nhiều.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác: