Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn Văn 6 (ngắn nhất) | No tags

Mục lục

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả - ngắn nhất Kết nối tri thức

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người 

b. Tìm ý 

- Bài thơ gợi lên câu chuyện về loài người ra đời.

- Các chi tiết miêu tả, tự sự nổi bật:

+ Trái đất khi em bé mới sinh ra;

+ Trái đất thay đổi khi trẻ em ra đời;

+ Mẹ, bà, bố, trường lớp ra đời…

- Các chi tiết ấy sống động, thú vị nhờ các biện pháp tu từ.

- Qua đó, tác giả nhắn nhủ tới mọi người hãy yêu thương nhau, trẻ con là tương lai nền cần được chăm sóc, dậy dỗ nuôi dưỡng để trưởng thành, còn trẻ thơ phải trân trọng, yêu thương những người thân.

c. Lập dàn ý

- Mở đoạn: 

+ Xuân Quỳnh là nhà thơ Hà Nội, khi viết về thiếu nhi thì tràn đầy yêu thương.

+ Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người đã giải thích về nguồn gốc loài người mang màu sắc cổ tích.

- Thân đoạn:

+ Sự trần trụi, tối tăm bao trùm lấy toàn bộ trái đất khi trẻ em mới sinh ra.

+ Kể từ đó, mặt trời, cây cối, chim muông,… ra đời.

+ Hình sắc, âm thanh rực rỡ để em bé cảm nhận về cuộc đời.

+ Mọi người sinh ra để chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh,… được tác giả sử dụng tối đa để mang đến những cảm nhận vô cùng trẻ thơ.

+ Tuy là kể thế nhưng bài thơ vẫn mang đến cảm xúc, lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng tác giả là mọi người phải yêu thương nhau.

- Kết thúc:

+ Lí giải nguồn gốc ra đời của loài người dưới góc nhìn hoang đường, kì ảo.

+ Ta thấy rõ dược tầm quan trọng của tình yêu thương trong gia đình.

2. Viết bài

Xuân Quỳnh là nhà thơ Hà Nội, khi bà viết về thiếu nhi thì tràn đầy yêu thương. Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là một trong những tác phẩm xuất sắc giải thích về nguồn gốc loài người mang màu sắc cổ tích. Mở đầu bài thơ là sự trần trụi, tối tăm bao trùm lấy toàn bộ trái đất khi trẻ em mới sinh ra. Và sau đó, mặt trời, cây cối, chim muông,… ra đời đem đến một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đó là những hình sắc rực rỡ, âm thanh rộn ràng để em bé cảm nhận về cuộc đời, để trẻ em lớn lên. Mẹ là yêu thương qua lời ru, bà là những bài học qua những câu chuyện cổ. Còn bố đem lại cho bé những hiểu biết sâu rộng và nhà trường đem tới những bài học. Xuân Quỳnh sử dụng những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh,… để mang đến những cảm nhận vô cùng trẻ thơ. Tuy là kể thế nhưng bài thơ vẫn mang đến cảm xúc, lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng tác giả là mọi người phải yêu thương nhau. Tóm lại, qua cách lí giải nguồn gốc dưới góc nhìn hoang đường, kì ảo, ta thấy rõ dược tầm quan trọng của tình yêu thương trong gia đình.

3. Chỉnh sửa bài viết

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 39 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 39 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 39 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Một số đặc điểm của thơ

- Mỗi bài thơ thường theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng.

- Ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

- Nội dung chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả nhưng chỉ là phương tiện để bộc lộ cảm xúc, tình cảm.

Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác dựa trên nét tương đồng giữa chúng.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Chuyện cổ tích về loài người

Bố cục

Xem thêm Bố cục Chuyện cổ tích về loài người

Trước khi đọc

1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam: Con rồng cháu tiên

- Sau mối duyên hạnh ngộ, Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng nở ra một trăm đứa con. Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi sinh cơ lập nghiệp, con cháu ngày một thêm đông đúc.

2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Lời ru của mẹ

Xuân Quỳnh

Lời ru ẩn nơi nào

Giữa mênh mang trời đất

Khi con vừa ra đời

Lời ru về mẹ hát


Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn

Trong giấc ngủ êm đềm

Lời ru thành giấc mộng


Khi con vừa tỉnh giấc

Thì lời ru đi chơi

Lời ru xuống ruộng khoai

Ra bờ ao rau muống


Và khi con đến lớp

Lời ru ở cổng trường

Lời ru thành ngọn cỏ

Đón bước bàn chân con


Mai rồi con lớn khôn

Trên đường xa nắng gắt

Lời ru là bóng mát

Lúc con lên núi thẳm

Lời ru cũng gập ghềnh

Khi con ra biển rộng

Lời ru thành mênh mông.

Đọc văn bản

Theo dõi (trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Năm tiếng trong một dòng thơ.

Hình dung (trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Khi trẻ con được sinh ra thì trái đất trần trụi, không có cây cỏ, chỉ có bóng đêm.

Hình dung (trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Sau khi trẻ con được sinh ra thì mặt trời xuất hiện, có cây cỏ xanh, hoa đỏ, có tiếng chim, có sông biển, cá tôm,…

Theo dõi (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ:

- Đứa trẻ sinh ra, vạn vật xuất hiện (cây cối, hoa lá, chim, gió, mây, sông, biển, tôm cá,…)

- Người mẹ được sinh ra để chăm sóc đứa trẻ.

- Người bà được sinh ra để kể những câu chuyện ngày xửa ngày xưa.

- Người bố được sinh ra để dạy bảo đứa trẻ.

- Thầy giáo, trường học được sinh ra dạy dỗ con trẻ.

Hình dung (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con thông qua lời ru tiếng hát, thông qua bế bồng.

Hình dung (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ:

- Chuyện con cóc, nàng tiên

- Chuyện cô Tấm ở hiền

- Lý Thông ở ác

Hình dung (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Sự yêu thương chăm sóc mà bố dành cho con: dạy bảo biết ngoan, biết nghĩ, rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi xanh xa, trái đất tròn,…

Hình dung (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Khung cảnh mái trường thân yêu: có ghế bàn, có lớp trường, thầy giáo, bảng, chiếu, phấn,…

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ:

- Mượn tự sự bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ.

- Mỗi dòng có 5 tiếng, sắp xếp theo khổ và không giới hạn.

- Sử dụng vần chân.

- Ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng.

Câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi sau khi trẻ con ra đời:

- Có ánh sáng mặt trời, cây cỏ, hoa lá, chim, sông biển,…

- Xuất hiện màu sắc: xanh, đỏ, trắng,…

- Có âm thanh: chim hót, làn gió, tiếng hát, câu chuyện kể,…

- Có mẹ, bà, bố, trường lớp,…

→ Nâng đỡ, nuôi dưỡng trẻ con về thể chất, tâm hồn.

Câu 3 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ tình yêu thương của mẹ thông qua chăm sóc ân cần, qua lời ru. Nhắn nhủ về cách sống đẹp: biết yêu thương, chia sẻ, nhân ái, thủy chung,…

Câu 4 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Bà đã kể:

- Tấm Cám, Thạch Sanh: ước mơ về công bằng, người hiền gặp lành, kẻ ác bị trừng trị.

- Cóc kiện trời: sức mạnh đoàn kết.

- Nàng tiên ốc, Ba cô tiên: Lạc quan, tin tưởng điều tốt đẹp.

→ Bài học triết lí sống nhận hậu, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.

Câu 5 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Theo cách nhìn của trẻ thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ là sự hiểu biết về cuộc sống, trưởng thành về trí tuệ.

Câu 6 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên qua những điều thân thương, bình dị như chữ viết, ghế, bàn, lớp học, bảng, phấn… mang đến những bài học giúp trẻ thơ trưởng thành.

Câu 7 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Nhan đề gợi cho em việc khai thác yếu tố tự sự, những câu chuyện tưởng tượng về sự xuất hiện của loài người để suy nguyên, giải thích mang màu sắc hoang đường.

Câu 8 trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Giống ở chỗ là có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Khác ở chỗ trẻ con được sinh ra trước, là trung tâm của vũ trụ, còn những người, sự vật còn lại sinh ra để che chở, bảo bọc, yêu thương giúp trẻ con trưởng thành. 

- Sự khác biệt ấy đem lại lời nhắn nhủ tới mọi người hãy yêu thương nhau, trẻ con là tương lai nền cần được chăm sóc, dậy dỗ nuôi dưỡng để trưởng thành, còn trẻ thơ phải trân trọng, yêu thương những người thân.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Em thích nhất là khổ thơ đầu tiên. Khung cảnh trái đất chỉ có toàn trẻ em mang đến cho em sự sợ hãi. Khi mà không có cây cối hay thậm chí một ai khác. Toàn không gian được bao trùm bởi một màu đen huyền bí. Mọi thứ đều trần trũi, không có ai bảo vệ, che chở cho đứa trẻ. 

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 43 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của từ ngữ lớp 6 trang 43 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 43 Tập 1 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nghĩa của từ ngữ

Câu 1 trang 43, 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

a. Nhô: động từ, đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc phía trước, so với những cái xung quanh.

→ Mặt trời mới nhô cao: mặt trời chuyển động lên cao trên bầu trời so với núi non, cây cối.

b. 

- Trong đoạn thơ trên, không thể dùng từ lên để thay thế cho từ nhô

- Sử dụng từ nhô gợi lên vẻ tinh nghịch, đáng yêu, phù hợp với cách cảm của trẻ thơ.

Câu 2 trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Một số từ ngữ tương tự trong bài thơ: khao khát, thơ ngây, mênh mông,…

Biện pháp tu từ

Câu 3 trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Hình ảnh so sánh: 

+ Cây cao bằng gang tay / Lá cỏ bằng sợi tóc / Cái hoa bằng cái cúc

+ Tiếng hót trong bằng nước / Tiếng hót cao bằng mây

- Tác dụng: Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và dễ thơ qua đôi mắt trẻ.

Câu 4 trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

- Tác dụng: khiến làn gió mang vẻ hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ.

Câu 5 trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Điệp ngữ từ, rất, từ cái trong đoạn thơ: Từ cái bống cái bang … Từ bãi sông cát vàng

- Tác dụng: nhằm liệt kê những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ, nhấn mạnh vẻ đẹp mang đậm tình cảm thiết tha, tâm hồn người Việt.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Mây và sóng (trang 44, 45, 46) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Mây và sóng trang 44, 45, 46 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Mây và sóng (trang 44, 45, 46) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Mây và sóng

Bố cục

Xem thêm Bố cục Mây và sóng

Trước khi đọc

1 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Khi đó, em sẽ hẹn với bạn là buổi sau sẽ chơi tiếp. Sau đó, em sẽ quay trở về nhà nếu không thì mẹ sẽ lo lắng.

Đọc văn bản

Hình dung (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng” về những cuộc vui chơi của họ, hỏi cách em bé có thể lên được bầu trời, ra được ngoài khơi.

Hình dung (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ:

- Em bé là mây, mẹ là trăng, hai người ôm nhau và bầu trời là nhà.

- Em bé là sóng, mẹ là bến bờ, em cứ lăn mãi rồi cười vang trong lòng mẹ và không ai biết hai người ở đâu.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Em bé đang kể chuyện cho mẹ nghe và kể về những cuộc vui chơi của sóng và biển – câu chuyện tưởng tượng.

Câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Thế giới của họ: xa xôi, cao rộng, chứa biết bao điều bí ẩn, rực rỡ lung linh, huyền ảo. Đối với em bé đây là thế giới vô cùng hấp dẫn, khơi ra niềm mong muốn khám phá.

Câu 3 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Đó là tâm trạng háo hức, thiết tha mong muốn được đi tới những xứ sở thần tiên, được vui chơi, rong ruổi khắp nơi.

Câu 4 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Theo em bé, ở bên mẹ, được mẹ yêu thương, che chở là niềm hành phục nên em không hề nuối tiếc khi từ chối.

Câu 5 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

- Em bé sáng tạo ra những trò chơi:

+ Con là mây, mẹ là trăng – con lấy hai tay trùm lên mẹ;

+ Con là sóng, mẹ là bờ – con sẽ lăn và vỡ tan trong lòng mẹ.

- Tình cảm mẹ con qua những trò chơi ấy trở nên bao la, thiêng liêng, vĩnh cửu.

Câu 6 trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Văn bản Mây và sóng vẫn được coi là văn bản thơ vì tác phẩm đã thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm của tác giả, bày tỏ tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ thơ.

Viết kết nối với đọc

Đề bài (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Tôi đang ngồi trên bãi cát thì thấy bạn sóng với bạn mây vui đùa rất vui. Bạn mây thì sà xuống vờn với bạn sóng. Còn bạn sóng thì với lên chơi đùa với mây. Tôi òa lên kêu: “Các cậu ơi, cho tớ chơi cùng với.”. Mây và sóng liền đồng thanh: “Tất nhiên rồi nhưng mà cậu cứ ngồi trên cát nhé vì ngoài kia và trên này rất nguy hiểm”. Thế là bạn mây và bạn sóng tiến lại gần bên tôi cùng nhau trò chuyện vui đùa.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 47 Tập 1 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lớp 6 trang 47 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 47 Tập 1 - ngắn nhất Kết nối tri thức

Biện pháp tu từ

Câu 1 trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

“Mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ cho:

- Thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, đầy hấp dẫn.

- Mở ra những thế giới xa xôi, hư ảo, huyền bí.

- Những cám dỗ ở đời.

Câu 2 trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Hai hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ:

- “Bình minh vàng”: không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời rực rỡ, lấp lánh.

- “Vầng trăng bạc”: vẻ đẹp của trăng sáng lấp lánh.

→ Không gian thiên nhiên rực rỡ, lấp lánh ánh sáng, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và trân trọng khoảnh khắc quý giá.

Câu 3 trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Điệp ngữ lăn gợi ra hình ảnh những con sóng nối tiếp vỗ bờ cát, vừa gợi hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này đến lần khác. Từ đó, gợi lên em bé hồn nhiên bên cạnh sự che chở, yêu thương của mẹ

Dấu câu

Câu 4 trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Dấu ngoặc kép.

Đại từ

Câu 5 trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”.

Câu 6 trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như chúng ta, chúng tôi, bọn mình, chúng tớ,… có thể thay thế cho bọn tớ trong bạn dịch tuy ít nhiều có sự khác nhau nhưng cùng mang sắc thái tình cảm tương tự.

Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Kết nối tri thức hay khác:

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi (trang 48-51) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi trang 48-51 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi (trang 48-51) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Bức tranh của em gái tôi

Bố cục

Xem thêm Bố cục Bức tranh của em gái tôi

Đọc văn bản

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Người kể chuyện là nhân vật người anh trai, xuất hiện ở ngôi thứ nhất.

Câu 2 trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Em thích nhất năng khiếu hội họa của nhân vật Mèo vì những giây phút cô bé mày mò tự chế màu vẽ bằng những nguyên liệu có sẵn trong bếp thật thú vị.

Câu 3 trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Nhân vật tôi có phần tự ti về bản thân và đố kị với cô em về tài hội họa.

Câu 4 trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Nhân vật tôi đã ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu hổ vì người anh nhận tình cảm yêu thương mà em gái dành tặng cho mình.

Câu 5 trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1: 

Điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình chính là tình yêu thương được trao đi và nhận lại từ hai phía.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài (Nói và nghe trang 55) Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình trang 55, 56 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài (Nói và nghe trang 55) Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình - ngắn nhất Kết nối tri thức

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Đề tài: Thái độ cư xử của con cái đối với cha mẹ.

- Tìm hiểu thêm thông tin, tư liệu,… để có cái nhìn toàn diện hơn.

- Ghi ra giấy những ý chính cần nói và sắp xếp theo trật tự phù hợp.

b. Tập luyện

2. Trình bày bài nói

Thời gian rất ngắn ngủi thế nên mỗi người trong chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người là tình cảm gia đình. Và cách chúng ta cư xử với cha mẹ cũng là một cách bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho họ.

Mẹ là người sinh ra ta, chăm sóc ta từng li từng tí, lo cho ta miếng ăn giấc ngủ. Cha là người vất vả bon chen ngoài cuộc sống để lấy tiền lo cho tương lai của ta và dạy ta những bài học làm người quý giá. Không chỉ sinh ra ta, nuôi lớn ta thành người, mà chính cha mẹ là người cho ta một cuộc đời tốt đẹp, bao dung ta.

Thế nhưng chỉ vì cha mẹ không thể đáp ứng một vài yêu cầu của chúng ta. Hay là cha mẹ chưa sắp xếp được thời gian dành cho chúng ta vì công việc. Mà chúng ta lại dỗi hờn, cư xử bất lịch sự với cha mẹ. Bỏ qua những dặn dò của họ mà làm theo ý kiến bản thân. Để rồi dẫn đến những hậu quả xấu. Thậm chí cách ăn nói xưng hô bất lịch sự với cha mẹ cũng không phải là cách ứng xử hay.

Vì thế chúng cần hiếu, lắng nghe những nỗi vất vả nhọc nhằn của cha mẹ. Giúp đỡ cha mẹ những công việc nhà đơn giản như gập quần áo, quét nhà,… hay tự dọn chính căn phòng của mình. Sẵn sàng nói những lời yêu thương, trao đi những cái ôm dành cho họ. Ngoan ngoãn, nghe lời, chăm chỉ học tập để không phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.

Vì công lao cha mẹ rất lớn lao và cho dù đi hết cả cuộc đời này thì người con vẫn không thể báo đáp được công lao to lớn ấy. Thế nên khi còn có thể thì chúng ta hãy đền đáp công ơn đó từ những việc làm đơn giản nhất, Hãy là những người con hiếu thảo với cha mẹ mình để xứng đáng với công sức của họ đã vun đắp cho mình và trở thành công dân tốt của xã hội.

3. Sau khi nói

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề ...

- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề ... ngắn nhất:

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 56 - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 56 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 56 - ngắn nhất Kết nối tri thức

1 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

Nhan đề bài thơ

Nội dung chính

Đặc điểm nghệ thuật

Hình ảnh

Biện pháp tu từ

Yếu tố tự sự, miêu tả

Chuyện cổ tích về loài người

Giải thích về nguồn loài người qua cách nhìn hoang đường, kì lạ.

Thiên nhiên, người mẹ, người ba, người bố, trường lớp,…

So sánh, điệp ngữ, ẩn dụ,…

Kể vể nguồn gốc loài người.

Miêu tả các sự vật lần lượt ra đời…

Mây và sóng

Em bé kể với mẹ về câu chuyện tưởng tượng của em về cuộc vui chơi của những người trên mây, trong sóng.

Em bé, mẹ

Mây, sóng (thiên nhiên)

Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ,…

Cuộc trò chuyện của em bé với những người trên mây và trong sóng.

Miêu tả thế giới trên mây, trong sóng.

Miêu tả cuộc vui chơi của hai mẹ con

2 (trang 56 SGK Ngữ văn 6 tập 1): 

trang 56 Củng cố và mở rộng

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác:

Soạn bài Những cánh buồm (trang 57) - Ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Những cánh buồm trang 57 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.

Soạn bài Những cánh buồm (trang 57) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Bài học đường đời đầu tiên

Bố cục

Xem thêm Bố cục Bài học đường đời đầu tiên

Khi đọc văn bản, các em cần chú ý:

- Hình ảnh hai cha con và cuộc trò chuyện của họ:

+ Hai cha cùng đi dạo trên bãi biển buổi sáng.

+ Con hỏi cha về phía xa ngoài khơi – Cha nói đi xa vẫn thuộc đất nước ta.

+ Cha dắt con đi trên cát mịn, ánh nắng chảy đầy vai.

+ Cha gặp lại bản thân thông qua ước mơ ra khơi của con nhỏ.

- Ý nghĩa của hình ảnh những cách buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm: Tinh thần, ý chí nghị lực vượt qua những gian khó và sau mỗi lần gặp khó khăn, con người trở nên giàu kinh nghiệm hơn.

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc…

+ Đối lập: Bóng cha dài lênh khênh >< Bóng con tròn chắc nịch.

+ Dùng nhiều từ láy gợi hình, gợi thanh: rực rõ, lênh khênh, rả rích, phơi phới,…

+ Điệp ngữ: không thấy,…

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ánh nắng chảy đầy vai

+ Ẩn dụ: Cánh buồm – khát khao được tiến xa, góp phần làm đẹp cho đất nước

+ Ngôn ngữ nhẹ nhàng âu yếm: lắc tay cha, khẽ hỏi, trỏ cách buồm xa,…

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn nhất, hay khác: