Giải Tin học 7 | No tags
Khởi động trang 81 Tin học 7: Nếu phải tìm một số trong dãy đã sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần, em có cách nào tìm nhanh hơn tìm kiếm tuần tự không?
Trả lời:
Em sẽ chia đôi dãy làm hai phần. Sau đó, dựa vào số cần tìm và số ở giữa dãy để chắc chắn xem số cần tìm thuộc dãy nào.
Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân hay khác:
Hoạt động trang 81 Tin học 7: Có 8 thẻ, mỗi thẻ có ghi một số nguyên trên đó. Tất cả các thẻ được sắp xếp thành dãy theo thứ tự không giảm của các số ghi trên đó và đặt sấp mặt ghi số xuống bàn để em không nhìn thấy. Cô giáo đọc một số, gọi là X chẳng hạn. Cần trả lời câu hỏi: Có hay không một thẻ ghi số X? Hãy sử dụng ít nhất số lần lật một thẻ lên xem mà vẫn trả lời được câu hỏi. Bạn Thanh An cho rằng chỉ cần không quá ba lần lật thẻ là trả lời được. Em đồng ý với Thanh An không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến của bạn Thanh An.
Vì khi ta chia đôi để tìm một số trong dãy thì ta có thể tìm được kết quả nhanh hơn.
Ta sẽ sắp xếp dãy theo thứ tự không giảm, sau đó chia đôi để tìm kiếm. Nên sẽ không tìm quá ba lần lật thẻ.
Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân hay khác:
Luyện tập trang 83 Tin học 7: Cho dãy số 5, 11, 18, 39, 41, 52, 63, 70. Hãy mô tả diễn biến từng bước tìm kiếm nhị phân để tìm kiếm x = 60 trong dãy trên
Gợi ý: Có thể trình bày thông tin mô tả dưới dạng bảng như trong bài học.
Trả lời:
Tìm kiếm x = 60.
- Ta thấy dãy đã được sắp xếp theo thứ tự không giảm.
a1 |
a2 |
a3 |
a4 |
a5 |
a6 |
a7 |
a8 |
5 |
11 |
18 |
39 |
41 |
52 |
63 |
70 |
Mô tả tìm kiếm:
- Sau bước 3, kết luận không tìm thấy x = 60.
Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân hay khác:
Vận dụng trang 83 Tin học 7: Em hãy mô tả cách tra cứu, tìm giải nghĩa một từ trong từ điển. Có thể gọi cách tìm đó là áp dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân không?
Trả lời:
- Các từ điển sẽ sắp xếp các mục từ (đơn vị từ vựng) theo thứ tự bảng chữ cái.
- Để tra cứu, tìm giải nghĩa một từ trong từ điển thì em chia từ điển thành 2 phần bất kì và cứ lặp lại cho đến khi tìm đúng vần đầu của từ cần tìm trước. Sau đó, sẽ tìm cả từ.
⇒ Cách tìm này có thể gọi là áp dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân.
Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân hay khác:
Câu 1 trang 83 Tin học 7: Hãy mô tả quy trình chia đôi dần để thực hiện tìm kiếm nhị phân
Trả lời:
Bước 1. Sắp xếp dãy theo thứ tự không giảm.
Bước 2. Ta chia đôi dãy số để tìm x trong dãy.
Bước 3. Lấy phần tử đứng giữa dãy để so sánh với x.
Nếu phần tử đó chính là x thì kết luận đã tìm thấy x và kết thúc thuật toán.
Ngược lại, ta có thể xác định được x chắc chắn không có trong nửa đầu hay nửa sau của dãy. Từ đó ta xác định được phạm vi tìm kiếm và thực hiện tìm kiếm trong phạm vi nữa dãy còn lại, sẽ được lặp lại theo cách như thế cho đến khi tìm được kết quả.
Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân hay khác:
Câu 2 trang 83 Tin học 7: Theo em, có phải với bất cứ dãy số nào cũng có thể áp dụng được thuật toán tìm kiếm nhị phân không? Giải thích tại sao.
Trả lời:
Không phải bất cứ dãy số nào cũng có thể áp dụng được thuật toán tìm kiếm nhị phân. Khi dãy có thứ tự thì mới áp dụng được tìm kiếm nhị phân.
Lời giải bài tập Tin học 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân hay khác:
Với giải sách bài tập Tin học 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin 7 Bài 2.
Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 7.
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Tin 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 7 Bài 2: Tìm kiếm nhị phân sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin 7.
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm Tin 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: