Với giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9 trang 96 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9.
Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 9 trang 96
Bài tập
Giải Toán 7 | No tags
Với giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9 trang 96 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9.
Bài tập
Bài 1 trang 96 Toán 7 Tập 2: Trên giá sách có 3 quyển truyện tranh và 1 quyển sách giáo khoa. An chọn ngẫu nhiên 2 quyển từ giá sách. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên. Tại sao?
A: “An chọn được 2 quyển truyện tranh”;
B: “An chọn được ít nhất 1 quyển truyện tranh”;
C: “An chọn được 2 quyển sách giáo khoa”.
Lời giải:
Trong 2 quyển được lấy ra từ giá sách có thể có 1 quyển sách giáo khoa nên biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.
Do chỉ có 1 quyển sách giáo khoa nên trong 2 quyển sách lấy ra từ giá thì có nhiều nhất 1 quyển sách giáo khoa.
Do đó An luôn chọn được ít nhất 1 quyển truyện tranh nên biến cố B là biến cố chắc chắn.
Do chỉ có 1 quyển sách giáo khoa nên không thể lấy ra 2 quyển sách giáo khoa từ giá nên biến cố C là biến cố không thể.
Vậy trong các biến cố trên, biến cố B là chắc chắn, biến cố C là không thể, biến cố A là ngẫu nhiên.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9 trang 96 hay, chi tiết khác:
Bài 2 trang 96 Toán 7 Tập 2: Gieo hai con xúc xắc cân đối. Hãy so sánh xác suất xảy ra của các biến cố sau:
A: “Tổng số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc là số chẵn”;
B: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6”;
C: “Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc bằng nhau”.
Lời giải:
Tổng số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc chỉ có thể là số chẵn hoặc số lẻ nên P(A) = .
Số chấm xuất hiện ở mặt trên một con xúc xắc bằng 6 có xác suất xuất hiện là .
Do đó số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6 có xác suất xuất hiện là hay P(B) = .
Số chấm xuất hiện ở mặt trên hai con xúc xắc bằng nhau tức mặt trên hai con xúc xắc cùng xuất hiện 1 chấm hoặc 2 chấm hoặc 3 chấm hoặc 4 chấm hoặc 5 chấm hoặc 6 chấm.
Xác suất xuất hiện số chấm ở mặt trên hai con xúc xắc đều bằng 6 là nên
P(C) = 6 . = .
Ta thấy nên P(A) > P(B) > P(C).
Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9 trang 96 hay, chi tiết khác:
Bài 3 trang 96 Toán 7 Tập 2: Một hộp có 4 tấm thẻ có kích thước giống nhau và được đánh số lần lượt là 2, 4, 6, 8. Lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp. Hãy tính xác suất của các biến cố sau:
A: “Lấy được thẻ ghi số nguyên tố”;
B: “Lấy được thẻ ghi số lẻ”;
C: “Lấy được thẻ ghi số chẵn”.
Lời giải:
Chỉ có 1 thẻ trong 4 thẻ ghi số nguyên tố nên P(A) = .
Trong 4 thẻ không có thẻ nào ghi số lẻ nên biến cố B là biến cố không thể.
Do đó P(B) = 0.
Cả 4 thẻ đều ghi số chẵn nên biến cố C là biến cố chắc chắn.
Do đó P(C) = 1.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9 trang 96 hay, chi tiết khác:
Bài 4 trang 96 Toán 7 Tập 2: Một hộp kín chứa 5 quả cầu có kích thước và khối lượng bằng nhau, trong đó có 1 quả màu xanh và 4 quả màu đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 quả cầu từ hộp. Hãy tính xác suất của các biến cố sau:
A: “Quả cầu lấy ra có màu vàng”;
B: “Quả cầu lấy ra có màu xanh”.
Lời giải:
Trong 5 quả cầu trên không có quả nào có màu vàng nên biến cố A là biến cố không thể.
Do đó P(A) = 0.
Có 1 khả năng trong 5 khả năng lấy được quả cầu màu xanh nên P(B) = .
Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9 trang 96 hay, chi tiết khác:
Bài 5 trang 96 Toán 7 Tập 2: Biểu đồ dưới đây thống kê số học sinh Trung học cơ sở của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019.
Chọn ngẫu nhiên một năm trong giai đoạn đó. Biết khả năng chọn mỗi năm là như nhau.
a) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra với năm được chọn.
b) Gọi B là biến cố “Tỉnh Phú Thọ có trên 85 000 học sinh Trung học cơ sở trong năm được chọn”. Hãy tính xác suất của biến cố B.
Lời giải:
a) Trong các năm từ năm 2010 – 2019 năm được chọn có thể là: 2010; 2011; 2012; 2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018; 2019.
Vậy tập hợp các kết quả có thể xảy ra với năm được chọn là {2010; 2011; 2012; 2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018; 2019}.
b) Ta thấy trong 10 năm từ 2010 - 2019, chỉ có năm 2019 số học sinh Trung học cơ sở của tỉnh Phú Thọ có trên 85 000 học sinh nên P(B) = .
Lời giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9 trang 96 hay, chi tiết khác:
Với giải sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9 trang 87, 88 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài tập cuối chương 9.
Với giải vở thực hành Toán lớp 7 Bài 3: Bài tập cuối chương 9 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Toán 7 Bài 3.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:
Với tổng hợp lý thuyết Toán 7 Chương 9: Một số yếu tố xác suất hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.
1. Biến cố:
Các sự kiện xảy ra trong tự nhiên hay trong một phép thử nghiệm được gọi là một biến cố.
- Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra.
- Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra.
- Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước là nó xảy ra hay không.
2. Xác suất của biến cố:
Để đánh giá khả năng xảy ra của mỗi biến cố, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1, gọi là xác suất của biến cố. Biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác xuất lớn hơn.
- Biến cố không thể có xác suất bằng 0.
- Biến cố chắc chắn xảy ra có xác suất bằng 1.
Kí hiệu: Xác suất của biến cố A được kí hiệu là P(A).
3. Xác suất của biến cố trong trò chơi hay phép thử nghiệm:
Khi tất cả các kết quả của một trò chơi hay phép thử nghiệm ngẫu nhiên đều có khả năng xảy ra bằng nhau thì xác suất xảy ra của mỗi kết quả đều là , trong đó n là số các kết quả.
Bài 1: Tung một lần hai đồng xu cùng lúc. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào có thể xảy ra? Biết có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp.
A: “Cả hai đồng xu đều xuất hiện mặt sấp”.
B: “Cả hai đồng xu đều xuất hiện mặt ngửa”.
C: “Có một đồng xu xuất hiện mặt ngửa”.
Hướng dẫn giải:
Theo bài cho ta có một đồng xu chắc chắn xuất hiện mặt sấp suy ra đồng xu còn lại có thể là mặt sấp hoặc mặt ngửa.
Suy ra A, C là các biến cố có thể xảy ra.
Biến cố B là biến cố không thể xảy ra vì ta chắc chắn đã có một đồng xu xuất hiện mặt sấp.
Bài 2. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể và ngẫu nhiên?
A: "Đến năm 2100, Trái Đất sẽ được người ngoài hành tinh ghé thăm".
B: "Ngày mai vào buổi chiều ở Hà Nội mặt trời sẽ lặn ở hướng đông".
C: "Gieo một con xúc xắc 1 lần ra 6 chấm".
Hướng dẫn giải:
∙ Xét biến cố A: Năm 2100 ở trong tương lai nên biến cố “Trái Đất được người ngoài hành tinh ghé thăm” chưa biết xảy ra hay không.
Do đó biến cố A là biến cố ngẫu nhiên.
∙ Xét biến cố B: Mặt trời luôn luôn lặn ở hướng tây.
Do đó biến cố "Ngày mai vào buổi chiều ở Hà Nội mặt trời sẽ lặn ở hướng đông" là biến cố không thể xảy ra.
∙ Xét biến cố C: Gieo xúc xắc 1 lần thì khi xúc xác chạm đất nó có thể hiện mặt 1 chấm, 2 chấm hoặc 3 chấm…, hay mặt 6 chấm có thể hiện ra hoặc không.
Do đó biến cố "Gieo một con xúc xắc 1 lần ra 6 chấm" là biến cố ngẫu nhiên.
Bài 3. Trong một hộp bi có 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 1 viên bi tím. Lần lượt lấy ra 2 viên bi từ hộp.
a) Nêu tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các viên bi được lấy ra.
b) Gọi A là biến cố: “Lấy được viên bi tím ở lần thứ nhất”. Hãy nêu tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra.
c) Hãy nếu một biến cố chắc chắn và một biến cố không thể với phép thử trên.
Hướng dẫn giải:
a) Các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các viên bi được lấy ra là xanh hoặc đỏ hoặc tím.
Vậy tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với màu của các viên bi được lấy ra là:
X = {xanh; đỏ; tím}
b) Biến cố A là “Lấy được viên bi tím ở lần thứ nhất”.
Do đó ta có các kết quả làm cho biến cố A xảy ra là: tím – xanh; tím – đỏ.
Vậy tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra là:
Y = {tím – xanh; tím – đỏ}.
c)
- Biến cố chắn chắn: “Viên bi lấy ra không có màu cam”.
Đây là biến cố chắc chắn vì trong hộp bi không có viên bi màu cam nào nên sẽ không lấy ra được viên bi màu cam.
- Biến cố không thể: “Lấy ra được 2 viên bi màu xanh”.
Đây là biến cố không thể vì trong hộp bi chỉ có 1 viên bi màu xanh duy nhất nên không thể lấy ra được 2 viên bi màu xanh.
Bài 4. Gieo một con xúc xắc có 6 mặt cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau:
A: “Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 2”
B: “Gieo được mặt có số chấm lớn hơn 0”
Hướng dẫn giải:
Khi gieo một con xúc xắc cân đối 6 mặt thì xác suất xuất hiện của mỗi mặt bằng nhau. Suy ra P(A) = .
B là biến cố chắc chắn xảy ra do số chấm trên xúc xắc luôn lớn hơn 0.
Suy ra P(B) = 1.
Bài 5. Số điểm giỏi của các bạn học sinh lớp 7A đạt được trong một tuần được cho ở biểu đồ đoạn thẳng sau. Chọn ngẫu nhiên một ngày trong tuần. Biết rằng khả năng cả 5 ngày được chọn đều như nhau. Tính xác suất của biến cố:
a) “Vào ngày được chọn các học sinh lớp 7A đạt được 9 điểm giỏi”
b) “Vào ngày được chọn các học sinh lớp 7A đạt ít nhất 7 điểm giỏi”
Hướng dẫn giải:
a) Gọi biến cố A: “Vào ngày được chọn các học sinh lớp 7A đạt được 9 điểm giỏi”.
Vì trong 5 ngày đã cho chỉ có 1 ngày lớp 7A đạt 9 điểm giỏi đó là thứ ba nên xác suất biến cố A là P(A) =
b) Gọi biến cố B: “Vào ngày được chọn các học sinh lớp 7A đạt ít nhất 7 điểm giỏi”.
Vì cả 5 ngày điểm của học sinh lớp 7A đều từ 7 điểm giỏi trở lên, nên biến cố B chắc chắn xảy ra.
Suy ra P(B) = 1.
Bài 6. Một hộp bốc thăm có chứa 1000 chiếc phiếu cùng loại, trong đó chỉ có một phiếu được đánh dấu là phiếu trúng thưởng. Hà bốc ngẫu nhiên một phiếu trong hộp. Tính xác suất biến cố phiếu Hà bốc được là phiếu trúng thưởng.
Hướng dẫn giải:
Ta có 1000 chiếc phiếu trong hộp đều cùng loại nên khả năng rút được là như nhau nên xác suất biến cố Hà bốc được phiếu trúng thưởng là P = = 0,1% .
Vậy xác suất biến cố phiếu Hà bốc được là phiếu trúng thưởng là 0,1%.
Các bài học để học tốt Chương 9 Toán lớp 7 hay khác:
Với 31 Bài tập trắc nghiệm tổng hợp Toán lớp 7 Chương 9: Một số yếu tố xác suất có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: