Toán 7 Kết nối tri thức Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Giải Toán 7 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán Hình 7 Bài 12.

Giải Toán 7 Kết nối tri thức Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Video Giải Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác - Cô Trần Thị Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Mở đầu

Giải Toán 7 trang 60 Tập 1

Mở đầu trang 60 Toán 7 Tập 1 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Mở đầu trang 60 Toán 7 Tập 1: Người ta có thể xếp các viên gạch hình tam giác giống hệt nhau để trang trí như Hình 4.1. Em có nhận xét gì về ba góc tại mỗi đỉnh chung của ba tam giác? Từ đó em rút ra kết luận gì về vị trí của ba điểm A, B, C?

Mở đầu trang 60 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Lời giải:

Nhận xét: Khi xếp các viên gạch hình tam giác giống hệt nhau để trang trí như Hình 4.1 ta thấy ba góc tại mỗi đỉnh chung của ba tam giác tạo thành một góc bẹt nên chúng có tổng số đo bằng 180°.

Kết luận: Ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác hay khác:

HĐ1 trang 60 Toán 7 Tập 1 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

HĐ1 trang 60 Toán 7 Tập 1: Vẽ tam giác MNP bất kì, đo ba góc của tam giác đó.

- Tổng số đo ba góc của tam giác MNP bằng bao nhiêu?

- So sánh kết quả của em với các bạn và rút ra nhận xét.

HĐ1 trang 60 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Lời giải:

- Tổng số đo ba góc của tam giác MNP bằng 1800

- Nhận xét: Tổng số đo ba góc của một tam giác bằng 1800

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác hay khác:

HĐ2 trang 61 Toán 7 Tập 1 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

HĐ2 trang 61 Toán 7 Tập 1: Cắt một hình tam giác bằng giấy bất kì (H.4.2a). Đánh dấu ba góc là x, y, z. Cắt hai góc y, z và ghép lên góc x như Hình 4.2b. Từ đó em hãy dự đoán tổng số đo các góc x, y, z của tam giác ban đầu.

HĐ2 trang 61 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Lời giải:

Dựa vào Hình 4.2b, dự đoán tổng số đo các góc x, y, z của tam giác ban đầu bằng 1800

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác hay khác:

Câu hỏi trang 61 Toán 7 Tập 1 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Câu hỏi trang 61 Toán 7 Tập 1: Trở lại tình huống mở đầu, tổng ba góc tại mỗi đỉnh chung của ba tam giác (chẳng hạn tại B trong Hình 4.1) bằng bao nhiêu độ? Ba điểm A, B, C có thẳng hàng không?

Câu hỏi trang 61 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Lời giải:

Tổng ba góc tại mỗi đỉnh chung của ba tam giác bằng 1800

Ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác hay khác:

Luyện tập trang 62 Toán 7 Tập 1 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Luyện tập trang 62 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Tính tổng hai góc B và C.

Lời giải:

Luyện tập trang 62 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180°.

Do đó B^+C^=180°A^=180°90°=90°.

Vậy B^+C^=90°.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác hay khác:

Vận dụng trang 62 Toán 7 Tập 1 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Vận dụng trang 62 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC và Cx là tia đối của tia CB (H.4.5).

Chứng minh rằng ACx^=BAC^+CBA^.

Vận dụng trang 62 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Lời giải:

Do Cx là tia đối của tia CB nên BCx^=180°.

hay ACx^+ACB^=180°.

hay  ACx^=180°ACB^   1.

Xét tam giác ABC có ACB^+BAC^+CBA^=180°.

hay BAC^+CBA^=180°ACB^   2.

Từ (1) và (2) ta có  ACx^=BAC^+CBA^.

Vậy ACx^=BAC^+CBA^.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác hay khác:

Bài 4.1 trang 62 Toán 7 Tập 1 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Bài 4.1 trang 62 Toán 7 Tập 1: Tính các số đo x, y, z trong Hình 4.6.

Bài 4.1 trang 62 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Lời giải:

Xét tam giác trong hình đầu tiên có x+120°+35°=180°

Do đó x=180°120°35°=25°.

Xét tam giác trong hình thứ hai có y+70°+60°=180°.

Do đó y=180°70°60°=50°. 

Xét tam giác trong hình thứ ba có z+90°+55°=180°. 

Do đó z=180°90°55°=35°.

Vậy x=25°;y=50°;z=35°.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác hay khác:

Bài 4.2 trang 62 Toán 7 Tập 1 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Bài 4.2 trang 62 Toán 7 Tập 1: Trong các tam giác (H.4.7), tam giác nào là tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù?

Bài 4.2 trang 62 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Lời giải:

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180°.

Do đó B^=180°A^C^=180°50°40°=90°.

Do đó góc B là góc vuông.

Tam giác ABC có một góc vuông nên tam giác ABC là tam giác vuông.

Xét tam giác DEF có D^+E^+F^=180°.

Do đó D^=180°E^F^=180°55°63°=62°.

Do 62°<90° nên góc D là góc nhọn.

Tam giác DEF có ba góc nhọn nên tam giác DEF là tam giác nhọn.

Xét tam giác MNP có M^+N^+P^=180°.

Do đó N^=180°50°30°=100°.

Do 100°>90° nên góc N là góc tù.

Tam giác MNP có một góc tù nên tam giác MNP là tam giác tù.

Vậy tam giác ABC là tam giác vuông, tam giác DEF là tam giác nhọn, tam giác MNP là tam giác tù.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác hay khác:

Bài 4.3 trang 62 Toán 7 Tập 1 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Bài 4.3 trang 62 Toán 7 Tập 1: Tính các số đo x, y, z trong Hình 4.8.

Bài 4.3 trang 62 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Lời giải:

Bài 4.3 trang 62 Toán 7 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Gọi CE là tia đối của tia CA.

Ta có 120°+x=180°.

Do đó x=180°120°=60°.

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180°.

hay 80°+60°+y=180°.

Do đó y=180°80°60°=40°.

y=DCE^ (2 góc đối đỉnh) nên DCE^=40°.

z là góc ngoài tại đỉnh D của tam giác CDE nên z=DCE^+CED^=40°+70°=110°.

Vậy x=60°;y=40°;z=110°.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác hay khác:

Sách bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 12.

Giải SBT Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác - Kết nối tri thức

Giải SBT Toán 7 trang 52 Tập 1

Vở thực hành Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Toán lớp 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Toán 7 Bài 12.

Giải Vở thực hành Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác - Kết nối tri thức

B – Câu hỏi trắc nghiệm

Giải VTH Toán 7 trang 55 Tập 1

Tổng các góc trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) - Kết nối tri thức

Với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Tổng các góc trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) - Kết nối tri thức

Lý thuyết Tổng các góc trong một tam giác

• Tổng ba góc trong một tam giác là tổng số đo ba góc trong tam giác đó.

• Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180°.

Góc ngoài của tam giác là góc kề bù với 1 góc của tam giác.

• Mỗi góc ngoài của một tam giác có số đo bằng tổng số đo hai góc trong không kề với nó.

Ví dụ:

+ Cho tam giác ABC, ta có các góc A2; góc B; góc C là các góc trong của tam giác.

Tổng các góc trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Qua A kẻ đường thẳng MN // BC. Khi đó ta có:

B^=A1^(hai góc so le trong)

C^=A3^(hai góc so le trong)

A1^+A2^+A3^=180°

Nên: B^+A2^+C^=180°

Do đó tổng ba góc trong tam giác ABC bằng 180°.

+ Trong hình dưới đây, ta thấy góc ACD kề bù với góc ACB (góc trong tam giác ABC). Do đó góc ACD gọi là góc ngoài của tam giác ABC.

Tổng các góc trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Khi đó ta có: ACD^=BAC^+ABC^.

Chú ý:

• Tam giác có ba góc đều nhọn được gọi là tam giác nhọn.

Ví dụ: Tam giác ABC có A^=80°; B^=55°; C^=45°. Như vậy các góc A; góc B; góc C đều là góc nhọn. Do đó tam giác ABC gọi là tam giác nhọn.

Tổng các góc trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 3)

• Tam giác có một góc tù được gọi là tam giác tù.

Ví dụ: Tam giác ABC trong hình dưới đây có A^=110°là góc tù nên tam giác ABC gọi là tam giác tù.

Tổng các góc trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 4)

• Tam giác có một góc vuông được gọi là tam giác vuông. Trong tam giác vuông, hai cạnh của góc vuông được gọi là cạnh góc vuông; cạnh còn lại được gọi là cạnh huyền.

• Hai góc có tổng số đo bằng 90° được gọi là hai góc phụ nhau. Trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.

Ví dụ: Tam giác DGH có D^=90° nên tam giác DGH gọi là tam giác vuông. Cạnh DG và DH gọi là cạnh góc vuông; cạnh GH là cạnh huyền. Góc G và góc H là hai góc phụ nhau.

Tổng các góc trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 5)

Bài tập Tổng các góc trong một tam giác

Bài 1. Tính số đo x trong các hình dưới đây:

Tổng các góc trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 6)

Hướng dẫn giải

a) Tam giác ABC có: A^+B^+C^=180° (tổng ba góc trong tam giác)

Do đó: 40°+70°+x=180°

x=180°40°70°

x=70°

Vậy x=70°

b) Tam giác DGE có: D^+G^+E^=180° (tổng ba góc trong tam giác)

Do đó: 90°+60°+x=180°

x=180°90°60°

x=30°

Vậy x=30°

c) Tam giác IJK có: I^+J^+K^=180° (tổng ba góc trong tam giác)

Do đó: 50°+x+x=180°

x+x=180°50°

2x=130°

x=65°

Vậy x=65°

Bài 2. Tính số đo a; b; c trong các hình dưới đây:

Tổng các góc trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 7)

Hướng dẫn giải

Ta có: PKt^=PQK^+QPK^ (góc ngoài của tam giác)

Do đó: 145°=83°+a

a=145°83°=62°

Ta có: MPN^=QPK^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó: MPN^=a=62°

Có: NMP^+MPN^+PNM^=180° (tổng ba góc trong tam giác)

Do đó: b+62°+72°=180°

b=180°62°72°=46°

Có: zMP^+NMP^=180° (hai góc kề bù)

Do đó: c+b=180°

c+46°=180°

c=180°46°=134°

Vậy a=62°; b=46°; c=134°.

Bài 3. Trong các tam giác dưới đây. Tam giác nào là tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù?

Tổng các góc trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 8)

Hướng dẫn giải

a) Tam giác MLN có: M^+L^+N^=180° (tổng ba góc trong tam giác)

Do đó: 53°+L^+37°=180°L^=180°53°37°=90°

Như vậy góc L là góc vuông nên tam giác MLN là tam giác vuông.

b) Tam giác POQ có: P^+O^+Q^=180° (tổng ba góc trong tam giác)

Do đó: 82°+54°+Q^=180°Q^=180°82°54°=44°< 90°

Như vậy góc Q; góc O; góc P là góc nhọn nên tam giác POQ là tam giác nhọn.

c) Tam giác SRT có: S^+R^+T^=180° (tổng ba góc trong tam giác)

Do đó: 27°+R^+33°=180°R^=180°27°33°=120°> 90°

Như vậy góc R là góc tù nên tam giác SRT là tam giác tù.

Học tốt Tổng các góc trong một tam giác

Các bài học để học tốt Tổng các góc trong một tam giác Toán lớp 7 hay khác:

15 Bài tập Tổng các góc trong một tam giác (có đáp án) - Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

Với 15 bài tập trắc nghiệm Tổng các góc trong một tam giác Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.

15 Bài tập Tổng các góc trong một tam giác (có đáp án) - Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: