Giải Toán 7 | No tags
Mở đầu trang 47 Toán 7 Tập 2: Phó chủ tích UBND tỉnh Quảng Nam trả lời phỏng vấn: “Dự báo chính xác thời điểm xảy ra sạt lở đất do mưa lớn tại huyện Nam Trà My là không thể”.
(Theo VnExpress, ngày 10 - 11 - 2020)
Tròn: Có các sự kiện, hiện tượng ta không thể biết trước được nó có xảy ra hay không, như hiện tượng “xảy ra sạt lở đất sau mưa lớn”.
Anh Pi: Nhưng cũng có các sự kiện, hiện tượng ta có thể biết trước được chắc chắn nó có thể xảy ra hay không xảy ra đấy!
Trong bài học này, chúng ta cùng đi tìm hiểu về các sự kiện, hiện tượng đó nhé!
Lời giải:
Các biến cố chắc chắn là các sự kiện, hiện tượng biết trước được luôn xảy ra.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố hay, chi tiết khác:
HĐ1 trang 48 Toán 7 Tập 2: Tìm các sự kiện, hiện tượng không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra.
- Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3.
- Ngày mai, Mặt Trời mọc ở đằng Tây.
- Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới.
- Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.
- Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.
Lời giải:
Các sự kiện, hiện tượng không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra:
Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3; Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới; Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố hay, chi tiết khác:
HĐ2 trang 48 Toán 7 Tập 2: Tìm các sự kiện, hiện tượng có thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra.
- Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3.
- Ngày mai, Mặt Trời mọc ở đằng Tây.
- Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới.
- Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.
- Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.
Lời giải:
Các sự kiện, hiện tượng có thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra:
Ngày mai, Mặt Trời mọc ở đằng Tây; Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 48 Toán 7 Tập 2: Trong HĐ1 và HĐ2, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Lời giải:
Biến cố “Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7” là biến cố chắc chắn vì số chấm trên con xúc xắc có giá trị từ 1 đến 6.
Biến cố “Ngày mai, Mặt Trời mọc ở đằng Tây” là biến cố không thể vì Mặt Trời mọc ở đằng Đông.
Các biến cố “Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3”; “Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới”; “Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6” là các biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước được nó có xảy ra hay không.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 49 Toán 7 Tập 2: Chọn từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) thay vào dấu “?” để được câu đúng.
- Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc.
Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố ..?..
Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7” là biến cố ..?..
- Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3; 6; 9; 12; 15; 18; 24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.
Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố ..?..
Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố ..?..
Lời giải:
- Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc.
Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố chắc chắn.
Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7” là biến cố ngẫu nhiên.
- Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3; 6; 9; 12; 15; 18; 24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.
Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố chắc chắn.
Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố không thể.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố hay, chi tiết khác:
Luyện tập 2 trang 49 Toán 7 Tập 2: Lan tham gia trò chơi Vòng quay may mắn như Hình 8.1
Xét ba biến cố sau:
A: “Lan quay vào ô có số điểm lớn hơn 500 điểm”.
B: “Lan quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100 điểm”.
C: “Lan quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”.
Biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Lời giải:
Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì ta không chắc chắn Lan sẽ quay vào ô nào.
Biến cố B là biến cố không thể vì các ô trong vòng quay không có ô nào có điểm nhỏ hơn 100.
Biến cố C là biến cố chắc chắn vì các ô trong vòng quay đều có số điểm là số tròn trăm.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố hay, chi tiết khác:
Thử thách nhỏ trang 50 Toán 7 Tập 2: Cho hai chiếc túi kín I, II đựng một số viên bi có cùng kích thước, trong đó tất cả các viên bi ở túi I có màu đen. Người chơi lấy ngẫu nhiên từ mỗi túi một viên bi và sẽ thắng cuộc nếu trong hai viên bi lấy ra có viên bi màu đỏ. Trong túi II cần có những viên bi màu gì để biến cố “Người chơi thắng” là:
a) Biến cố chắc chắn;
b) Biến cố không thể;
c) Biến cố ngẫu nhiên.
Lời giải:
a) Để biến cố “Người chơi thắng” là biến cố chắc chắn thì trong túi II sẽ chỉ có bi màu đỏ.
b)Để biến cố “Người chơi thắng” là biến cố không thể thì trong túi II không có bi màu đỏ.
c) Để biến cố “Người chơi thắng” là biến cố ngẫu nhiên thì trong túi II ngoài bi đỏ thì có thêm các loại bi màu khác.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố hay, chi tiết khác:
Bài 8.1 trang 50 Toán 7 Tập 2: Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?
A: “Minh lấy được viên bi màu trắng”.
B: “Minh lấy được viên bi màu đen”.
C: “Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen”.
D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”.
Lời giải:
Biến cố A và biến cố B là biến cố ngẫu nhiên vì ta không chắc chắn được Minh lấy được bi màu gì trong hai loại bi trắng và bi đen.
Biến cố C là biến cố chắc chắn vì trong túi chỉ có bi trắng và bi đen nên bi Minh lấy được sẽ là bi trắng hoặc bi đen.
Biến cố D là biến cố không thể vì trong túi không có bi màu đỏ nên Minh không thể lấy được bi màu đỏ.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố hay, chi tiết khác:
Bài 8.2 trang 50 Toán 7 Tập 2: Có hai chiếc hộp, mỗi hộp đựng 6 tấm thẻ ghi các số 1; 2; 3; 4; 5; 6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi hộp, Thay dấu “?” bằng các từ thích hợp trong các từ sau: chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.
Lời giải:
Biến cố “Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3” và biến cố “Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7” là hai biến cố ngẫu nhiên vì ta không chắc chắn sẽ rút được các tấm thẻ nào.
Biến cố “Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1” là biến cố chắc chắn vì số ghi trên một tấm thẻ nhỏ nhất bằng 1 nên tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1.
Biến cố “Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6” là biến cố không thể vì số ghi trên tấm thẻ lớn nhất bằng 6 và nhỏ nhất bằng 1.
Ta có bảng sau:
Biến cố |
Loại biến cố |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3 |
ngẫu nhiên |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7 |
ngẫu nhiên |
Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1 |
chắc chắn |
Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6 |
không thể |
Lời giải bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố hay, chi tiết khác:
Bài 8.3 trang 50 Toán 7 Tập 2: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?
A: “Số được chọn là số nguyên tố”.
B: “Số được chọn là số bé hơn 11”.
C: “Số được chọn là số chính phương”.
D: “Số được chọn là số chẵn”.
E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”.
Lời giải:
Biến cố A và biến cố D là biến cố ngẫu nhiên vì ta không chắc chắn được sẽ chọn được số nào.
Biến cố B và biến cố E là biến cố chắc chắn vì các số trong tập hợp trên đều là các số lớn hơn 1 và nhỏ hơn 11.
Biến cố C là biến cố không thể vì các số trong tập hợp trên đều không phải số chính phương.
Lời giải bài tập Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố hay, chi tiết khác:
Với giải vở thực hành Toán lớp 7 Bài 29: Làm quen với biến cố sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Toán 7 Bài 29.
Với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.
Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố.
Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.
Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra.
Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không.
Ví dụ: Trong các biến cố sau, em hãy chỉ ra biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.
A: “Ngày mai em sẽ gặp một bạn học sinh sinh năm 1800”
B: “Ở Hà Nội, ngày mai Mặt Trời sẽ mọc ở hướng đông”
C: “Tháng ba năm sau có 32 ngày”
D: “Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới”
Hướng dẫn giải:
Biến cố A là biến cố không thể vì một người sinh năm 1800, tính đến thời điểm hiện tại (năm 2022) là 222 tuổi. Do đó không thể xảy ra trường hợp “Ngày mai em sẽ gặp một bạn học sinh sinh năm 1800”.
Biến cố B là biến cố chắc chắn vì nó luôn xảy ra.
Biến cố C là biến cố không thể vì nó không bao giờ xảy ra vì một tháng có nhiều nhất là 31 ngày.
Biến cố D là biến cố ngẫu nhiên vì năm tới chưa đến nên không thể biết nó có xảy ra hay không.
Bài 1.An lấy ngẫu nhiên một chiếc bút trong một túi đựng 5 chiếc bút mực xanh và 5 chiếc bút mực đen có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố không thể, biến cố chắc chắn, biến cố ngẫu nhiên?
A. “An lấy được chiếc bút mực xanh”;
B. “An lấy được chiếc bút mực đen”;
C. “An lấy được chiếc bút mực xanh hoặc chiếc bút mực đen”;
D. “An lấy được chiếc bút mực đỏ”.
Hướng dẫn giải
Biến cố A, B là biến cố ngẫu nhiên vì nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Chẳng hạn, nếu An lấy được chiếc bút mực xanh thì biến cố A xảy ra, biến cố B không xảy ra, ngược lại nếu An lấy được chiếc bút mực đen thì biến cố B xảy ra, biến cố A không xảy ra.
Biến cố C là biến cố chắc chắn vì trong túi chỉ có chiếc bút mực đen và bút mực xanh nên chiếc bút An lấy ra có thể màu xanh hoặc màu đen.
Biến cố D là biến cố không thể vì trong túi không có chiếc bút nào mực đỏ.
Vậy biến cố A và B là biến cố ngẫu nhiên;biến cố C là biến cố chắc chắn;biến cố D là biến cố không thể.
Bài 2.Trong một ống cắm bút có 1 bút vàng, 1 bút đỏ và 1 bút đen. Lần lượt lấy ra 2 bút từ ống. Gọi A là biến cố: ''Lấy được bút đỏ ở lần thứ nhất''. Hãy nêu tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra.
Hướng dẫn giải
Vì trong ống cắm bút có 1 bút vàng, 1 bút đỏ, 1 bút đen, nên nếu lần thứ nhất lấy bút đỏ thì trong hộp chỉ còn bút vàng và bút đen.
Do đóở lần lấy thứ hai chỉ lấy được hoặc bút vàng hoặc bút đen.
Vậy tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra là X = {đỏ - vàng, đỏ - đen}.
Bài 3.Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {3; 6; 9; 10; 12; 15}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố ngẫu nhiên, biến cố không thể?
A: “Số được chọn là số nguyên tố”;
B: “Số được chọn là số bé hơn 16”;
C: “Số được chọn là số chia hết cho 7”;
D: “Số được chọn là số chẵn”.
Hướng dẫn giải
Biến cố A và D là biến cố ngẫu nhiên vì nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Chẳng hạn, nếu chọn số 3 thì biến cố A xảy ra, biến cố D không xảy ra nhưng nếu chọn số 6 thì biến cố D xảy ra, biến cố A không xảy ra.
Biến cố B là biến cố chắc chắn vì các số 3; 6; 9; 10; 12; 15 đều nhỏ hơn 16.
Biến cố C là biến cố không thể vì trong các số 3; 6; 9; 10; 12; 15 không có số nào là số chia hết cho 7.
Vậy biến cố A và D là biến cố ngẫu nhiên; biến cố B là biến cố chắc chắn; biến cố C là biến cố không thể.
Bài 4.Tung một đồng xu hai lần. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố không thể? Biết rằng hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp.
A: “Lần tung thứ hai xuất hiện mặt sấp”;
B: “Lần tung thứ nhất xuất hiện mặt sấp”;
C: “Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung”;
D: “Có ít nhất một lần tung xuất hiện mặt ngửa”.
Hướng dẫn giải
Biến cố A và B là biến cố chắc chắn vì cả 2 lần tung đều xuất hiện mặt sấp tức là lần thứ nhất và lần thứ hai đều tung được mặt sấp.
Biến cố C là biến cố chắc chắn vì hai lần tung đều là 2 mặt giống nhau: mặt sấp.
Biến cố D là biến cố không thể vì cả 2 lần tung đều xuất hiện mặt sấp hay cả hai lần tung đều không xuất hiện mặt ngửa.
Vậy biến cố A và B là biến cố chắc chắn; biến cố C là biến cố chắc chắn; biến cố D là biến cố không thể.
Các bài học để học tốt Làm quen với biến cố Toán lớp 7 hay khác:
Với 15 bài tập trắc nghiệm Làm quen với biến cố Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.
Chỉ 150k mua trọn bộ trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: