Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết
giúp học sinh lớp 6 dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 2.
Video Giải Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên - Cô Ngô Thị Vân (Giáo viên VietJack)
Hoạt động khởi động trang 54 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Hoạt động khởi động trang 54 Toán lớp 6 Tập 1: Làm thế nào để so sánh hai số nguyên âm?
Lời giải:
Sau bài này chúng ta sẽ biết:
Để so sánh hai số nguyên âm a và b, ta có hai cách sau:
+ Trên trục số, nếu số a nằm bên trái số b thì a < b hoặc ngược lại.
+ Trong hai số nguyên âm a, b số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Hoạt động khám phá 1 trang 54 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Hoạt động khám phá 1 trang 54 Toán lớp 6 Tập 1:
Nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại hai điểm: Vostok (Vô – xtốc) và Ottawa (Ốt – ta – oa) lần lượt là -310C và -70C. Theo em, trong tháng một, nơi nào lạnh hơn?
Lời giải:
Vì khi ta biểu diễn 2 số – 31 và – 7 lên trục số, ta thấy điểm biểu diễn số – 31 nằm bên trái điểm biểu diễn số – 7 nên -310C nhỏ hơn -70C nên nhiệt độ của Vostok sẽ thấp hơn nhiệt độ Ottawa.
Vậy trong tháng 1 tại Vostok sẽ lạnh hơn Ottawa.
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Thực hành trang 55 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Thực hành trang 55 Toán lớp 6 Tập 1:
So sánh các cặp số nguyên sau:
a) – 10 và – 9; b) 2 và – 15;
c) 0 và – 3.
Lời giải:
a) Trên trục số, ta thấy số – 10 nằm ở bên trái số – 9 nên – 10 < - 9.
b) Trên trục số, ta thấy số – 15 nằm ở bên trái số 2 nên – 15 < 2 hay 2 > - 15.
c) Trên trục số, ta thấy số - 3 nằm bên trái số 0 nên – 3 < 0 hay 0 > - 3.
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Vận dụng 1 trang 55 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Vận dụng 1 trang 55 Toán lớp 6 Tập 1:
Cho các số nguyên a, b, c sao cho:
a > 2; b < -7; - 1 < c < 1.
Hỏi trong các số nói trên, số nào là số nguyên dương, số nào là nguyên âm và số nào bằng 0?
Lời giải:
+) Vì a > 2, mà 2 > 0 nên a > 0 hay a là số nguyên dương.
+) Vì b < -7, mà – 7 < 0 nên b < 0 hay b là số nguyên âm.
+) Vì – 1 < c < 1, mà c là số nguyên nên c = 0.
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Hoạt động khám phá 2 trang 55 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Hoạt động khám phá 2 trang 55 Toán lớp 6 Tập 1: Sắp xếp các số - 5; 4; -2; 0; 2 theo thứ tự tăng dần.
Lời giải:
Ta xếp các số thành các nhóm rồi so sánh:
Nhóm 1: Các số nguyên âm: – 5 và – 2, ta có – 5 < – 2 < 0
Nhóm 2: Các số nguyên dương: 4 và 2, ta có 0 < 2 < 4
Do đó: – 5 < – 2 < 0 < 2 < 4
Sắp xếp các số trên theo thứ tự tăng dần ta được: – 5; – 2; 0; 2; 4.
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Vận dụng 2 trang 55 - 56 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Vận dụng 2 trang 55 - 56 Toán lớp 6 Tập 1: Một số sinh vật biển sống gần mặt nước, trong khi đó một số khác lại sống rất sâu dưới đáy đại dương. Hãy sắp xếp các sinh vật biển sau theo thứ tự giảm dần độ cao của môi trường sống.
Nên ta sắp xếp các sinh vật biển theo thứ tự giảm dần của độ cao của môi trường sống như sau: Cá cờ xanh (Blue marlin); Cá hố (Ribbon fish); Cá đèn (Lantern fish); Sao biển (Brittle fish).
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Bài 1 trang 56 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Bài 1 trang 56 Toán lớp 6 Tập 1:
So sánh các cặp số sau:
a) 6 và 5; b) – 5 và 0; c) – 6 và 5;
d) – 8 và – 6; e) 3 và – 10; g) – 2 và – 5.
Lời giải:
a) 6 > 5
b) – 5 < 0 (Số nguyên âm luôn nhỏ hơn 0)
c) – 6 < 5 (Số nguyên âm nhỏ hơn số nguyên dương)
d) – 8 < - 6 (Vì số đối của – 8 là 8 lớn hơn số đối của – 6 là 6)
e) 3 > - 10 (Số nguyên dương luôn lớn hơn số nguyên âm)
g) – 2 > - 5 (Vì số đối của – 2 là 2 nhỏ hơn số đối của – 5 là 5)
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Bài 2 trang 56 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Bài 2 trang 56 Toán lớp 6 Tập 1: Tìm số đối của các số nguyên: 5; - 4; - 1; 0; 10; - 2 021.
Lời giải:
Số đối của 5 là - 5.
Số đối của – 4 là 4.
Số đối của – 1 là 1.
Số đối của 0 là 0.
Số đối của 10 là – 10.
Số đối của – 2 021 là 2021.
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Bài 3 trang 56 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Bài 3 trang 56 Toán lớp 6 Tập 1:
Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần và biểu diễn chúng trên trục số:
2; - 4; 6; 4; 8; 0; - 2; - 8; -6.
Lời giải:
* Ta chia các số đã cho thành các nhóm rồi so sánh:
Nhóm 1: Các số nguyên dương: 2; 6; 4; 8, ta có 0 < 2 < 4 < 6 < 8
Nhóm 2: Các số nguyên âm: – 4; – 2; – 6 ; – 8, ta có – 8 < – 6 < – 4 < – 2 < 0
Khi đó ta có: - 8 < - 6 < - 4 < - 2 < 0 < 2 < 4 < 6 < 8
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: - 8; - 6; - 4; - 2; 0; 2; 4; 6; 8.
* Biểu diễn các số nguyên đã cho trên trục số như sau:
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Bài 4 trang 56 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Bài 4 trang 56 Toán lớp 6 Tập 1:
Hãy liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) A = {a ∈Z | - 4 < a < - 1}; b) B = {b ∈Z | - 2 < b < 3};
c) C ={c ∈Z | - 3 < c < 0}; d) D ={d ∈Z | - 1 < d < 6}.
Lời giải:
a) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn -4 và nhỏ hơn -1 là: -3; -2.
Vậy A = {- 3; - 2}.
b) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn -2 và nhỏ hơn 3 là: -1; 0; 1; 2.
Vậy B = {- 1; 0; 1; 2}.
c) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn – 3 và nhỏ hơn 0 là: -2; -1.
Vậy C = {- 2; -1}.
d) Các số nguyên thỏa mãn lớn hơn -1 và nhỏ hơn 6 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5.
Vậy D = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Bài 5 trang 56 Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Bài 5 trang 56 Toán lớp 6 Tập 1:
Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao nhiệt độ (0C) mùa đông tại các điểm sau đây của nước Mỹ: Hawaii (Ha–oai) 120C, Montana (Môn – ta–na) -20C, Alaska (A-la-xca) -510C, New York (Niu Oóc) -150C, Florida (Phlo-ra-đa) 80C.
Lời giải:
Ta so sánh và sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao nhiệt độ như sau:
-510C < -150C < -20C < 80C < 120C
Vậy các địa điểm có nhiệt độ theo thứ tự từ thấp đến cao lần lượt là: Alaska (A-la-xca); New York (Niu Oóc); Montana (Mon– ta–na); Florida (Phlo-ra-đa); Hawaii (Ha–oai).
Lời giải bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay, chi tiết khác:
Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Với giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 6.
Giải vở thực hành Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Với giải vở thực hành Toán lớp 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Toán 6.
Giải vở thực hành Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
B – Câu hỏi trắc nghiệm
Thứ tự trong tập hợp số nguyên (Lý thuyết Toán lớp 6) | Chân trời sáng tạo
Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo
sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.
Thứ tự trong tập hợp số nguyên (Lý thuyết Toán lớp 6) | Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Thứ tự trong tập hợp số nguyên
1. So sánh hai số nguyên
Khi biểu diễn hai số nguyên a, b trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì ta nói a nhỏ hơn b hoặc b lớn hơn a và ghi là: a < b hoặc b > a.
Ví dụ:
Số −4 nằm bên trái số −2 nên ta nói −4 nhỏ hơn −2 và ghi là −4 < −2, hoặc ta nói −4 lớn hơn −2 và ghi −4 > −2.
Nhận xét:
− Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0.
− Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0.
− Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
− Với hai số nguyên âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.
Ví dụ: So sánh các cặp số sau:
a) 5 và −20;
b) −16 và −4.
Hướng dẫn giải
a) 5 là số nguyên dương và −20 là số nguyên âm nên 5 > −20.
Vậy 5 > −20.
b) Số đối của số −16 và −4 lần lượt là 16 và 4.
Vì 16 > 4 nên −16 < −4.
Vậy −16 < −4.
2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Ví dụ: Sắp xếp các số − 5; 4; −2; 0; 2 theo thứ tự tăng dần.
Hướng dẫn giải
Ta xếp các số thành các nhóm rồi so sánh:
Nhóm 1: Các số nguyên âm: – 5 và – 2.
Số đối của – 5 và – 2 lần lượt là 5 và 2.
Vì 5 > 2 nên – 5 < – 2.
Do đó – 5 < – 2 < 0.
Nhóm 2: Các số nguyên dương: 4 và 2.
Ta có 2 < 4. Khi đó 0 < 2 < 4.
Do đó: – 5 < – 2 < 0 < 2 < 4.
Vậy các số đã cho được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: –5; –2; 0; 2; 4.
Bài tập Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Bài 1: So sánh các cặp số sau:
a) – 15 và 0;
b) 7 và −8;
b) −21 và −6.
Hướng dẫn giải
a) – 15 < 0 (số nguyên âm luôn nhỏ hơn 0);
b) 7 > −8 (số nguyên dương lớn hơn số nguyên âm);
b) Số đối của số −21 và −6 lần lượt là 21 và 6.
Vì 21 > 6 nên −21 < −6.
Vậy −21 < −6.
Bài 2. Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần.
3; − 4; 5; 4; 12; 0; − 1; − 10; − 8.
Hướng dẫn giải
* Ta chia các số đã cho thành các nhóm rồi so sánh:
Nhóm 1: Nhóm các số nguyên dương: 3; 5; 4; 12.
Ta có 3 < 4 < 5 < 12.
Khi đó 0 < 3 < 4 < 5 < 12.
Nhóm 2: Các số nguyên âm: – 4; – 1; – 10; – 8.
Số đối của các số – 4; – 1; – 10; – 8 lần lượt là 4; 1; 10; 8.
Vì 10 > 8 > 4 > 1 nên – 10 < – 8 < – 4 < – 1 < 0.
Khi đó – 10 < – 8 < – 4 < – 1 < 0.
Do đó ta có: – 10 < – 8 < – 4 < – 1 < 0 < 3 < 4 < 5 < 12.
Vậy các số đã cho được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
– 10; – 8; – 4; – 1; 0; 3; 4; 5; 12.
Học tốt Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Các bài học để học tốt Thứ tự trong tập hợp số nguyên Toán lớp 6 hay khác:
Bài tập trắc nghiệm Thứ tự trong tập hợp số nguyên có đáp án - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo
Với 22 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ
sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.
Bài tập trắc nghiệm Thứ tự trong tập hợp số nguyên có đáp án - Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo
Câu 1. Số liền sau của số −5là số
A. 4
B. −6
C. −4
D. −5
Trả lời:
Ta thấy: −5 < −4 và không có số nguyên nào nằm giữa −5 và −4 Nên số liền sau của số −5là số −4.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2. Chọn câu đúng.
A. 2 > 3
B. 3 < −2
C. 0 < −3
D. −4 < −3
Trả lời:
Điểm 2 nằm bên trái điểm 3 nên 2 < 3. Do đó A sai.
Điểm 3 nằm bên phải điểm −2 nên 3 > −2. Do đó B sai
Điểm 0 nằm bên trái điểm −3 nên 0 > − 3. Do đó C sai
Điểm −4 nằm bên trái điểm −3 nên−4 < −3. Do đó D đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3. Số nguyên âm lớn nhất có 6 chữ số là
A. −1000000
B. −10000
C. −100000
D. 100000
Trả lời:
Số nguyên dương nhỏ nhất có 6 chữ số là: 100000 Nên số nguyên âm lớn nhất có 6 chữ số là: −100000
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4. Khẳng định nào dưới đây đúng?
A. Số nguyên a lớn hơn −4. Số aa chắc chắn là số dương.
B. Số nguyên a nhỏ hơn 3. Số aa chắc chắn là số âm.
C. Số nguyên a lớn hơn 1. Số aa chắc chắn là số dương.
D. Số nguyên a nhỏ hơn 0. Số aa có thể là số dương, có thể là số âm
Trả lời:
Phương án A sai. Ví dụ −2 > −4 nhưng −2 là số nguyên âm.
Phương án B sai. Ví dụ 1 < 3 nhưng 1 là số dương.
Phương án D sai vì các số nguyên nhỏ hơn 0 là các số nguyên âm.
Phương án C đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A.−46718 < −46812
B.−67523 < −66712
C.−12 > 7
D.−123 < −126
Trả lời:
Do 67523 > 66712 nên −67523 < −66712
Khẳng định đúng là: B
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6. Cho số nguyên aa lớn hơn −2 thìsố nguyên aa là
A. Số nguyên dương
B. Số tự nhiên
C. Số nguyên âm
D. Số −1 và số tự nhiên
Trả lời:
Các số lớn hơn −2 là các số −1;0;1;2;3;4;... nghĩa là gồm số −1 và các số tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7. Viết tập hợp M ={x∈Z|−5 < x ≤ 3} dưới dạng liệt kê ta được
A. M ={−5;−4;−3;−2;−1;0;1;3}.
B. M ={−4;−3;−2;−1;1;2;3}.
C. M ={−4;−3;−2;−1;0;1;2;3}.
D. M ={−4;−3;−2;−1;0;1;2}.
Trả lời:
Các số nguyên lớn hơn −5và nhỏ hơn hoặc bằng 3 là −4; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3.
Nên M ={−4; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3}.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8. Nếu a < b và b < c thì:
A.a > c
B.a < c
C.a = c
D.a ≥ c
Trả lời:
Nếu a < b và b < c thì a < c.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Nếu x < 3 thì x < 1
B. Nếu x > 3 thì x > 5
C. Nếu x > 2 thì x > −1
D. Nếu x < 8 thì x < 5
Trả lời:
Do x > 2 và 2 > −1 nên x > −1.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10. Nếu a là số nguyên dương thì:
A.a ≥ 0
B.a > 0
C.a < 0
D.a ≤ 0
Trả lời:
Nếu a là số nguyên dương thì: a > 0.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11. Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần -3; +4; 7; -7; 0; -1; +15; -8; 25.
A.−8; −7; −3; −1; 0; +4; 7; +15; 25.
B.0; +4; 7; +15; 25, −8; −7; −3; −1;
C.0; −1; −3; +4; −7; 7; −8; +15; 25
D.25; +15; 7; +4; 0; −1; −3; −7; −8
Trả lời:
−8 < −7 < −3 < −10 < +4 < 7 < +15 < 25.
Các số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:−8; −7; −3; −1; 0; +4; 7; +15; 25.
Đáp án cần chọn là: A
Dạng 2.Các dạng toán về thứ tự trong tập hợp số nguyên
Câu 1. Chọn câu sai
A. −5 < −2
B. 0 < 4
C. 0 > −1
D. −5 < −6
Trả lời:
Điểm −5 nằm bên trái điểm −2 nên −5 < −2. Do đó A đúng.
Điểm 0 nằm bên trái điểm 4 nên 0 < 4. Do đó B đúng.
Điểm 0 nằm bên phải điểm −1 nên 0 > −1. Do đó C đúng.
Điểm −5 nằm bên phải điểm −6 nên −5 > −6 Do đó D sai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2. Số liền trước của số −19là số
A. 20
B. −17
C. −18
D. −20
Trả lời:
Ta thấy: −20 < −19 và không có số nguyên nào nằm giữa −20 và −19. Nên số liền trước của số−19 là số −20.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3. Biết −9 < x < 0. Tập hợp các số nguyên xx thỏa mãn:
A. A ={−8;−7;−6;−5;−4;−3;−2;−1}
B. A ={−9;−8;−7;−6;−5;−4;−3;−2;−1}
C. A ={−9;−8;−7;−6;−5;−4;−3;−2;−1;0}
D. A ={−8;−7;−6;−5;−4;−3;−2;−1;0}
Trả lời:
Vì−9 < x < 0; x∈Z ⇒ x∈{−8;−7;−6;−5;−4;−3;−2;−1}
Do đó A={−8;−7;−6;−5;−4;−3;−2;−1}
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4. Số liền trước của số đối của số 11là
A. −12
B. −11
C. −10
D. 12
Trả lời:
Số đối của số 11 là: −11 Số liền trước của −11 là: −12
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5. Tìm các giá trị thích hợp của chữ số a sao cho:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 7
Trả lời:
Mànên a = 5
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6. Kim tự tháp Kê-ốp (Ai cập) được hoàn thành vào năm 2560 TCN.
Tòa nhà Landmark 81 (TP Hồ Chí Minh) được hoàn thành vào năm 2018 CN
Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia) được hoàn thành vào năm 1150 CN.
Em hãy cho biết công trình xây dựng nào được hoàn thành trước.
A. Không xác định được
B. Kim tự tháp Kê-ốp
C. Đền Ăng-co-vát
D. Tòa nhà Landmark 81
Trả lời:
Năm 2560 TCN viết dưới dạng số nguyên là: −2560
Năm 2018 CN viết dưới dạng số nguyên là: 2018.
Năm 1150 CN viết dưới dạng số nguyên là: 1150.
Ta có:−2560 < 1150 < 2018 nên số nhỏ nhất là −2560.
Vậy Kim tự tháp Kê-ốp được hoàn thành trước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7. Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: −2021;4;0;−10;−1
A.−2021;−10;4;0;−1
B.−2021;−10;−1;0;4
C.−2021;−10;0;−1;4
D.4;0;−1;−10;−2021
Trả lời:
Ta có: −2021 < −10 < −1 < 0 < 4
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: −2021; −10; −1; 0; 4
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8. Một sinh vật biển sống gần mặt nước, trong khi đó một số khác lại sống rất sâu dưới đáy đại dương. Hãy sắp xếp các sinh vật biển sau theo thứ tự giảm dần độ cao của môi trường sống.
A. Cá cờ xanh, Sao biển, Cá hố, Cá đèn
B. Sao biển, Cá đèn, Cá hố, Cá cờ xanh
C. Cá cờ xanh, Cá hố, Sao biển, Cá đèn.
D. Cá cờ xanh, Cá hố, Cá đèn, Sao biển.
Trả lời:
180 < 1000 < 4000 < 6000
⇒−180 > −1000 > −4000 > −6000
Sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ cao của môi trường sống:
Cá cờ xanh, Cá hố, Cá đèn, Sao biển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9. Nhiệt độ (0C) mùa đông tại các địa điểm sau đây của nước Mĩ:
Hawaii (Ha-oai) 120C;
Montana (Môn-ta-na) −20C;
Alaska (A-la-xca)−510 C;
New York (Niu- Oóc) −150 C;
Florida (Phlo-ri-đa) 80C.
Sắp xếp các thành phố theo thứ tự từ thấp đến cao về nhiệt độ?
A. Hawaii, Montana, New York, Alaska, Florida.
B. Alaska, New York, Montana, Florida, Hawaii.
C. Alaska, New York, Florida, Hawaii, Montana.
D. Hawaii, Florida, Montana, New York, Alaska.
Trả lời:
51 > 15 > 2 ⇒ −51 < −15 < −2
Sắp xếp nhiệt độ theo thứ tự từ thấp đến cao:
-510C; -150C; -20C; 80C; 120C
Sắp xếp các thành phố theo thứ tự từ thấp đến cao về nhiệt độ:
Alaska, New York, Montana, Florida, Hawaii.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10. Liệt kê các phần tử của tập hợp sau theo thứ tự giảm dần:
A ={x∈Z|−1 < x ≤ 3}
A.{−1;0;1;2;3}
B.{−1;0;1;2}
C.{0;1;2;3}
D.{3;2;1;0}
Trả lời:
Ta có: A ={0;1;2;3}
Do 3 > 2 > 1 > 0 nên thứ tự giảm dần các phần tử là: {3; 2; 1; 0}
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11. Sắp xếp các số nguyên theo thứ tự tăng dần: −4;3;−6;−7;14;0
A. −7;−6;−4;0;3;14
B. −4;−6;−7;0;3;14
C. 14;3;0;−4;−6;−7
D. −6;−7;−4;0;3;14
Trả lời:
Ta có các số nguyên âm là −6;−7;−4
Các số nguyên dương là 3;14
Sắp xếp các số nguyên theo thứ tự tăng dần là: −7;−6;−4;0;3;14
Đáp án cần chọn là: A
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: