GDCD 7 Cánh diều Bài 6: Quản lí tiền

Giải Giáo dục công dân 7 | No tags

Mục lục

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập GDCD 7 Bài 6.

Giải Giáo dục công dân 7 Cánh diều Bài 6: Quản lí tiền

Video Giải Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền - Cô Khánh Huyền (Giáo viên VietJack)

Giải GDCD 7 trang 28

Nhiều người nghĩ đến việc chăm chỉ kiếm tiền nhưng ít khi nghĩ đến việc quản lí tiền

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Mở đầu trang 28 Bài 6 GDCD 7: Nhiều người nghĩ đến việc chăm chỉ kiếm tiền nhưng ít khi nghĩ đến việc quản lí tiền sao cho hiệu quả. Em hãy trao đổi với các bạn về cách quản lí chi tiêu theo gợi ý trong biểu đồ để tìm ra cách sử dụng tiền gợp lí.

Nhiều người nghĩ đến việc chăm chỉ kiếm tiền nhưng ít khi nghĩ đến việc quản lí tiền

Trả lời:

- Để quản lí tiền một cách hiệu quả, chúng ta nên:

+ Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.

+ Chia khoản tiền ra thành các phần nhỏ, mỗi phần tương ứng với một mục tiêu khác nhau. Ví dụ: khoản tiêng dành để mua sách và đồ dùng học tập; khoản tiền tiết kiệm…

+ Chỉ mua những đồ thực sự cần thiết.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Theo em, trong các hình ảnh trên

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Câu hỏi trang 28, 29 GDCD 7: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Theo em, trong các hình ảnh trên

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Theo em, trong các hình ảnh trên

a) Theo em, trong các hình ảnh trên, hình ảnh nào thể hiện ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả? Em hãy phân tích ý nghĩa của quản lý tiền hiệu quả được thể hiện trong mỗi hình ảnh đó. 

b) Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?

Trả lời:

a) 

- Hình ảnh thể hiện ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả là: Hình 1, hình 3, hình 4

- Ý nghĩa:

+ Hình 1: Có đủ tiền để tự mua xe đạp.

+ Hình 3: Có đủ tiền để lo viện phí.

+ Hình 4: Có tiền để ủng hộ quỹ từ thiện.

b) Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi Em hãy cho biết bạn học sinh

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Câu hỏi 1 trang 29 GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi Em hãy cho biết bạn học sinh

a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 1 đang tính toán các khoản thu nào? 

b) Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em, các khoản tiền đó chủ yếu đến từ đâu?

Trả lời:

a) Bạn học sinh trong hình ảnh 1 đang tính toán các khoản thu từ:

- Tiền lì xì.

- Tiền thưởng.

- Tiền được người lớn cho.

b) Bản thân em đã có các khoản thu là:

- Tiền lì xì ngày tết.

- Tiền thưởng từ nhà trường.

- Tiền bố mẹ cho.

- Tiền thu gom bán giấy vụn.

Các khoản tiền đó chủ yếu đến từ người lớn cho hoặc có thành tích nhà trường khen thưởng.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của các bạn học sinh trong hình ảnh 2

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Câu hỏi 2 trang 30 GDCD 7:

Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của các bạn học sinh trong hình ảnh 2

a) Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của các bạn học sinh trong hình ảnh 2. Theo em, cách sử dụng tiền nào hợp lí? Vì sao? 

b) Em hãy xác định các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu?

Trả lời:

a) 

- Hai bạn nữ trong hình 2 có cách chi tiêu hợp lí, vì 2 bạn biết sử dụng tiền đúng mục đích, không lãng phí vào những thứ không quan trọng và có ý thức tiết kiệm tiền.

- Bạn nam có cách chi tiêu không hợp lí, vì bạn dùng số tiền mình có để mua hết những gì muốn mà không biết tiết kiệm, chi tiêu những thứ cần thiết.

b) 

Khoản chi tiêu thiết yếu

Khoản chi tiêu không thiết yếu

- Hàng tiêu dùng thiết yếu.

- Lương thực, thực phẩm.

- Phương tiện đi lại.

- Văn phòng phẩm.

- Đồ chơi.

- Quần áo thời trang.

- Tiền đi chơi.

- Dịch vụ.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 3 đã đưa ra phương án chỉ tiêu

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Câu hỏi 3 trang 30 GDCD 7:

Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 3 đã đưa ra phương án chỉ tiêu

a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong hình ảnh 3 đã đưa ra phương án chỉ tiêu cụ thể như thế nào?

b) Theo em, để quản lý tiền hiệu quả mỗi người cần thực hiện các nguyên tắc nào?

Trả lời:

a)  Bạn học sinh trong hình ảnh 3 đã đưa ra phương án chỉ tiêu cụ thể là:

- Chi tiêu thiết yếu: 35%

- Chi tiêu học tập: 30%

- Giải trí: 10%

- Tiết kiệm: 20%

- Cho đi: 5%

b)  Để quản lý tiền hiệu quả mỗi người cần thực hiện các nguyên tắc: 

- Xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân. 

- Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

- Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Em hãy quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi: a) Các bạn học sinh trong hình

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Câu hỏi trang 30, 31 GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Em hãy quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi: a) Các bạn học sinh trong hình

Em hãy quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi: a) Các bạn học sinh trong hình

Em hãy quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi: a) Các bạn học sinh trong hình


a) Các bạn học sinh trong hình trên đã tạo thêm thu nhập bằng cách nào? 

b) Em còn biết những cách nào khác để tạo thêm thu nhập cho bản thân phù hợp với lứa tuổi?

Trả lời:

a) Các bạn học sinh trong hình trên đã tạo thêm thu nhập bằng cách:

- Hình 1: Chăm gà.

- Hình 2: Bán đồ thủ công.

- Hình 3: Bán giấy vụn.

b)  Những cách nào khác để tạo thêm thu nhập cho bản thân phù hợp với lứa tuổi là:

- Chăm chỉ học tập để có khen thưởng.

- Thu gom sắt vụn để bán.

- Nhận hàng thủ công nhẹ để làm.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Luyện tập 1 trang 31 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Quản lý tiền là việc của người trưởng thành, không phải là của học sinh. 

B, Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người chủ động trong chỉ tiêu để thực hiện các dự định tương lai của bản thân. 

C. Quản lí tiền là việc không cần thiết, tốn thời gian, nên dùng thời gian đó để kiếm tiền thi tốt hơn. 

D. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể để phòng những trường hợp rủi ro bất ngờ trong cuộc sống. 

E. Học sinh không cần quản lý tiền, vì nhiều cha mẹ học sinh không muốn con mình sớm bị đồng tiền làm ảnh hưởng.

Trả lời:

- Em đồng tình với ý kiến: B, D.

Vì những ý kiến này đúng với ý nghĩa và mục đích của chi tiêu tiền hợp lí.

- Em không đồng tình với ý kiến: A, C, E.

Vì những ý kiến này không đúng với ý nghĩa và mục đích của chi tiêu tiền hợp lí.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Luyện tập 2 trang 32 GDCD 7: Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Vì sao?

A. Bạn K thường tận dụng các đồ vật có thể tái chế để làm đồ dùng học tập. 

B. Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.

C. Bạn M sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả. 

D. Bạn X cứ có tiền là tiêu hết.

E. Khi nhận được tiền thưởng của nhà trường, bạn D dành một khoản để tiết kiệm.

Trả lời:

- Việc làm của bạn K, M, D là thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả vì các bạn đều biết chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.

- Việc làm của bạn H, X thể hiện nguyên tắc quản lí tiền không hiệu quả vì các bạn đều không chi tiêu hợp lí, chưa biết cách tiết kiệm tiền.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Giả định em có 1 triệu đồng, em hãy xác định mục tiêu quản lý tiền của bản thân

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Luyện tập 3 trang 32 GDCD 7: Giả định em có 1 triệu đồng, em hãy xác định mục tiêu quản lý tiền của bản thân, phân chia số tiền đó thành các khoản cụ thể, hợp lý và chia sẻ với bạn về cách phân chia của mình.

Trả lời:

Khoản chi tiêu

Mức tiền (vn đồng)

Mua đồ dùng học tập

100 000

Tiết kiệm

300 000

Tiền ăn sáng (1 tháng)

200 000

Ủng hộ quỹ từ thiện

50 000

Mua giày

200 000

Chi phí phát sinh

150 000

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Đầu năm mới, H nhận được một khoản tiền mừng tuổi và dự định dùng số tiền

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Luyện tập 4 trang 32 GDCD 7: Đầu năm mới, H nhận được một khoản tiền mừng tuổi và dự định dùng số tiền đó để mua một chiếc máy tính cầm tay. Nhưng khi thấy cửa hàng gần nhà bán một đồ chơi hấp dẫn, H đã dùng hết số tiền này để mua mà quên mất dự định của mình.

a) Em có nhận xét gì về việc làm của H?

b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?

Trả lời:

a) Việc làm của H thể hiện bạn là người chưa biết cách chi tiêu hợp lí, dễ bị dao động với những cám dỗ.

b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H không nên mua đồ chơi mà nên dành số tiền đó để mua máy tính phục vụ cho việc học, vì việc học là quan trọng hơn.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Em hãy cùng bạn tìm các cách tăng nguồn thu nhập và thảo luận tính khả thi

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Luyện tập 5 trang 32 GDCD 7: Em hãy cùng bạn tìm các cách tăng nguồn thu nhập và thảo luận tính khả thi của những cách đó đối với học sinh.

Trả lời:

Một số cách tăng nguồn thu nhập:

- Thu gom giấy vụn, sắt vụn.

- Nhận đồ thủ công mĩ nghệ về làm.

- Cố gắng học tập tốt để cuối năm có thưởng.

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Em hãy xây dựng “Quỹ học tập” hằng năm cho bản thân theo gợi ý sau

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Vận dụng 1 trang 32 GDCD 7: Em hãy xây dựng “Quỹ học tập” hằng năm cho bản thân theo gợi ý sau:

- Xác định số tiền quỹ học tập được dùng cho các khoản nào? 

- Tính toán số tiền cần thiết cho quỹ học tập.

- Liệt kê các việc sẽ làm để thực hiện mục tiêu đó. 

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với bản thân.

Trả lời:

Khoản chi tiêu

Số tiền dự tính

Việc cần làm

Mức độ hoàn thành

Mua đồ dùng học tập

300 000

Thu gom giấy vụn


Tiền học thêm

1000 000

Tiền lì xì cuối năm


Quỹ lớp

200 000

Tiền thưởng cuối năm


Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

Em hãy làm một đồ dùng học tập từ phế liệu và hướng dẫn các bạn cùng làm

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền

Vận dụng 2 trang 32 GDCD 7: Em hãy làm một đồ dùng học tập từ phế liệu và hướng dẫn các bạn cùng làm để tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Trả lời:

Em hãy làm một đồ dùng học tập từ phế liệu và hướng dẫn các bạn cùng làm

Em hãy làm một đồ dùng học tập từ phế liệu và hướng dẫn các bạn cùng làm

Em hãy làm một đồ dùng học tập từ phế liệu và hướng dẫn các bạn cùng làm

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền hay khác:

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 7 Bài 6.

Giải SBT GDCD 7 Bài 6: Quản lí tiền - Cánh diều

Giải SBT Giáo dục công dân 7 trang 32

Lý thuyết GDCD 7 Cánh diều Bài 6: Quản lí tiền

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Quản lí tiền sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 7.

Lý thuyết GDCD 7 Cánh diều Bài 6: Quản lí tiền

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết GDCD 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Cánh diều Bài 6 (có đáp án): Quản lí tiền

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 6: Quản lí tiền sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 7.

Trắc nghiệm GDCD 7 Cánh diều Bài 6 (có đáp án): Quản lí tiền

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm GDCD 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: