Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Giải GDCD 6 | No tags

Mục lục

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDCD 6 Bài 1.

Giải GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Video Giải Giáo dục công dân 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Cô Khánh Huyền (Giáo viên VietJack)

Khởi động

Giải GDCD 6 trang 5

Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Khởi động trang 5 GDCD 6: Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ.

Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào

Lời giải:

- Hình 1: Truyền thống hiếu học.

- Hình 2: Truyền thống lao động (dệt vải).

- Hình 3: Truyền thống làm gốm.

- Hình 4: Truyền thống yêu nước, tương thân tương ái.

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Khám phá 1 trang 6 GDCD 6: Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

Lời giải:

- Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống:

+ Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.

+ Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác.

+ Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc.

- Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống của gia đình, dòng họ mình:

+ Nam: tự hào nhất về sự nổ lực học tập nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.

+ Hà: tự hào về tấm lòng sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ người khác.

+ Khuê: tự hào về nghề mộc điêu luyện của gia đình mình.

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Truyền thống gia đình, dòng họ là gì

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Khám phá 2 trang 6 GDCD 6: Truyền thống gia đình, dòng họ là gì?

Lời giải:

Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Khám phá 3 trang 6 GDCD 6: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?

Lời giải:

Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa với Nam, Hà, Khuê là: Tạo cho các bạn có 1 sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn để giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Khám phá 4 trang 6 GDCD 6: Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?

Lời giải:

Các em có thể phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng việc: cố gắng học tốt, vâng lời ông bà, bố mẹ và ngày một phấn đấu tiến bộ, hoàn thiện bản thân nhiều hơn.

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Nêu suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Khám phá 5 trang 7 GDCD 6: Nêu suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời?

Lời giải:

Câu nói có ý nghĩa sâu sắc với mỗi chúng ta, khi chúng ta sống trong một gia đình có nhiều truyền thống tốt đẹp thì sẽ phần nào giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này ngày càng phát triển hơn.

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Em nhận xét gì về thái độ của hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Luyện tập 1 trang 7 - 8 GDCD 6:

- Em nhận xét gì về thái độ của hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?

Lời giải:

- Em nhận xét về thái độ của hoàng: Hoàng là một người thiếu trách nhiệm, lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ.  Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của gia đình mình.

- Em có suy nghĩ về việc làm của bạn Lan cùng gia đình: đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và nó cũng phần nào giúp Lan hình thành nên thói quen tốt đẹp này, sẽ được nhiều người yêu quý hơn.

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu học

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Luyện tập 2 trang 8 GDCD 6: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu học, hiếu thảo, yêu nghề.

Lời giải:

- Câu ca dao, tục ngữ về truyền thống hiếu học:

+ Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

+ Học ăn học nói, học gói học mở.

+ Học hay cày biết.

+ Học một biết mười.

+ Học thầy chẳng tầy học bạn.

- Câu ca dao, tục ngữ về truyền thống hiếu thảo:

+ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Câu ca dao, tục ngữ về truyền thống yêu nghề:

+ Muốn giàu nuôi lợn nái, muốn hại nuôi bồ câu.

+ Một đồng một giõ, chẳng bỏ nghề đâu.

+ Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Chọn 1 câu ca giao tục ngữ ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Luyện tập 3 trang 8 GDCD 6: Chọn 1 câu ca giao tục ngữ ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ ấy.

Lời giải:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Nói về công lao to lớn của cha mẹ, bài ca dao đã đưa ra những hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm. Núi Thái Sơn là một ngọn núi cao nôi tiếng ở Trung Quốc. Núi Thái Sơn đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại, phi thường trong văn chương Việt Nam. Khi nói đến “công cha như núi Thái Sơn”, nhân dân ta muốn ghi nhận công ơn to lớn của người cha trong việc sinh thành và nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” lại là cách khẳng định công lao và tình yêu thương vô hạn vô cùng của người mẹ dành cho các con. Dẫu chọn hai cách diễn tả của hai hình ảnh tượng trưng khác nhau cho phù hợp với vai trò, vị trí của người cha, người mẹ trong gia đình, bài ca dao đều hướng tới mục tiêu khẳng định công lao to lớn vô tận vô cùng của cha mẹ dành cho con cái.

Trước hết, đó là công lao sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có bản thân mỗi người. Bất cứ một anh hùng, một vĩ nhân hay kẻ hành khất nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ mình. Cha mẹ đã sinh ra ta, đã chia sẻ một phần cốt nhục để ta có mặt trên đời. Công ơn ấy, làm sao kể xiết!

Cha mẹ là người, nuôi dưỡng ta từ khi chào đời đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi ta bằng những giọt sữa ngọt lành. Cha mẹ đã thay nhau chăm sóc ta những khi ta đau yếu. Cha mẹ cũng ra sức làm lụng để nuôi ta khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu đến khi biết đi, rồi biết đọc biết viết, biết nấu cơm quét nhà, biết làm việc để tự nuôi mình đâu phải là chuyện ngày một ngày hai. Cha mẹ đã dành cho ta tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể làm sao cho đủ?

Không chỉ nuôi ta lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho ta nên người. Cha mẹ dạy ta bằng chính những việc làm của cha mẹ, bằng những hiểu biết của cha mẹ về cách cư xử về công việc, về kiến thức,… Sau này lớn dần lên, ta được thầy cô dạy dỗ bảo ban, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Nếu em là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Luyện tập 4 trang 8 GDCD 6:

- Nếu em là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè ?

- Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?

Lời giải:

- Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè như sau: em sẽ xác định rõ ràng về ước mơ của mình và nói với các bạn hiểu về truyền thống hiếu học của gia đình để các bạn nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng.

- Em sẽ làm để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em: sẽ nổ lực, cố gắng tập thật tốt để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Em hãy thu thập một số thông tin về truyền thống của gia đình Giáo sư

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Vận dụng 1 trang 8 GDCD 6: Em hãy thu thập một số thông tin về truyền thống của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng. Qua đó, em hãy cho biết các thành viên trong gia đình của Giáo sư đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình mình?

Lời giải:

Nhắc đến ngành Y Việt Nam, chúng ta không thể không nói đến gia đình cố Giáo sư - Bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982).

Ông là bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ngoài công trình được xem là phát minh kinh điển về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, được tặng huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris, ông còn để lại 123 công trình khoa học khác trong y văn thế giới.

Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có quy trình", còn được gọi là "phương pháp mổ gan khô" hay "phương pháp Tôn Thất Tùng". Phương pháp này được đưa vào "Bách khoa thư Nội thương – Phẫu thuật" của Pháp và được in trong "Chọn lọc các Tài liệu sản khoa và phẫu thuật" của Mỹ.

Cố Giáo sư Tôn Thất Tùng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô. Ngoài ra, ông còn được Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris tặng Huy chương Lannelongue cho nhà phẫu thuật xuất sắc nhất thế giới. Ông cũng là người có công lớn trong việc đào tạo đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn.

Ba người con của ông là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và Tôn Thất Bách đều tiếp nối sự nghiệp cha bước vào ngành Y. Trong đó, nổi tiếng nhất là Phó Giáo sư, Viện sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách (1946 - 2004), nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ông là chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và thế giới; Được phong Phó Giáo sư Y học, Nhà giáo Nhân dân, Viện sỹ Viện hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học New York, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Lille - Pháp, Tiến sĩ danh dự trường Đại học Odessa - Ukraina...

Có thể nói gia đình cố Giáo sư Tôn Thất Tùng đã ghi danh mình vào lịch sử y học cả ở Việt Nam và trên thế giới.

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Em hãy vẽ một bức tranh về ước mơ nghề nghiệp của em trong tương lai

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Vận dụng 2 trang 8 GDCD 6: Em hãy vẽ một bức tranh về ước mơ nghề nghiệp của em trong tương lai, tiếp nối truyền thống của gia đình, dòng họ.

Lời giải:

Em hãy vẽ một bức tranh về ước mơ nghề nghiệp của em trong tương lai

Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay, chi tiết khác:

Giải sách bài tập GDCD lớp 6 Bài 1 Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Chân trời sáng tạo

Giải sách bài tập GDCD lớp 6 Bài 1 Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Chân trời sáng tạo

Với soạn, giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1 Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 6.

Củng cố

Lý thuyết GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Lý thuyết GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ hay nhất, ngắn gọn được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Giáo dục công dân lớp 6 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Giáo dục công dân lớp 6.


1. Truyền thống của gia đình, dòng họ

- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi gia đình, dòng họ Việt Nam đều có truyền thống về văn hoá, đạo đức, lao động, nghề nghiệp, học tập,...

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

- Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.

2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

- Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

- Truyền thống tốt đẹp của các gia đình, dòng họ góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc.

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

- Cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

- Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án): Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Trắc nghiệm GDCD 6 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án): Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6.

Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

A. Tâm cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào.

B. Lan rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

C. Bình chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.

D. Tuấn cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Lan có ý thức tìm hiểu để tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình; từ đó có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

A. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần phải xoá bỏ.

B. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.

C. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có những truyền thống tốt đẹp

D. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, nghệ thuật, văn hóa, đạo đức… Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo nên bản sắc riêng, tạo động lực và góp phần định hướng cho sự phát triển nhân cách tốt đẹp của mỗi cá nhân.

Câu 3: Gia đình Hòa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Hòa đã thi đỗ Đại học Y Hà Nội. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Yêu thương con cháu.                             

C. Giúp đỡ con cháu.                        

D. Quan tâm con cháu.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Mỗi người cần trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ; biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Hòa đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 4: Câu nói về giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

A. Kiến tha lâu đầy tổ 

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Giấy rách phải giữ lấy lề. 

D. Học một biết mười.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Giấy rách phải giữ lấy lề nghĩa đen nói về giấy dùng cho dù đến khi nó rách đi thì cũng cần phải giữ lấy lề để cho cuốn sách nhìn nó đẹp và có giá trị hơn. Con người sinh ra, lớn lên, đi xa thì vẫn phải luôn lưu giữ được những điều trân quý nhất, những điều đẹp đẽ của quê hương, gia đình, dòng họ. Đó vừa là trách nhiệm, là niềm yêu thích, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, gia đình, dòng họ.

Câu 5: Ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

A. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

B. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta sống trong giàu có, sung sướng, không cần lao động vất vả.

C. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta xóa bỏ những phong tục cổ xưa, lạc hậu, xây dựng đất nước ngày càng văn minh, lạc hậu. 

D. Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta nổi tiếng hơn so với những gia đình nghèo.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công. Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời. Giúp mỗi chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này.

Câu 6: Mỗi khi nói đến truyền thống gia đình, dòng họ, X cảm thấy rất xấu hổ, trong gia đình hay dòng họ mình không có ai học hành đỗ đạt cao hay làm chức vụ gì to trong các cơ quan nhà nước cả. Suy nghĩ của X thể hiện X là người như thế nào?

A. X là người kiên trì, siêng năng.

B. X là người tự tin.

C. X là người biết tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ. 

D. X là người không biết tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra. Nhiều gia đình, dòng họ Việt Nam có truyền thống tốt đẹp về: yêu nước, yêu thương con người, hiếu thảo, hiếu học, cần cù lao động, giữ nghề truyền thống… Đây là truyền thống rất đẹp và đáng tự hào của các gia đình, dòng họ Việt Nam.

Câu 7: Biểu hiện của giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Thay đổi cách làm để những truyền thống của gia đình, dòng họ ngày càng được phát triển.

B. Buồn vì dòng họ mình không ai đỗ đạt cao.

C. Mặc cảm vì có bố mẹ là người lao động chân tay.

D. Không thích nghề của gia đình vì cho rằng nó tầm thường.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Mỗi người cần tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình; có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống. Trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể thay đổi cách làm để những truyền thống của gia đình, dòng họ ngày càng được phát triển và phù hợp với thời đại.

Câu 8: Ý kiến nào không đúng về giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. 

B. Chỉ những gia đình làm nghề cổ truyền mới cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

C. Cần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của gia đình, dòng họ.

D. Không coi thường thanh danh của gia đình, dòng họ.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Truyền thống gia đình dòng họ bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và cách ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chứ không chỉ những nghề cổ truyền.

Câu 9: Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Y cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ... Đây là hoạt động có từ rất lâu của gia đình Y, từ khi Y còn chưa ra đời. Việc Y đi cùng gia đình mình thể hiện điều gì?

A. Y muốn được nổi tiếng, nhận được sự hâm mộ của các bạn cùng tuổi. 

B. Y biết hình thành tình yêu thương với người khác, giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình.

C. Y coi thường những người có hoàn cảnh khó khăn.

D. Y ham chơi, chỉ làm theo sở thích cá nhân.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Việc làm thể hiện Y biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình. Qua đó giúp Y hình thành nên thói quen tốt đẹp biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, có tấm lòng nhân ái và Y sẽ được nhiều người yêu quý hơn.

Câu 10: Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ sẽ là?

A. Không quan trọng, vì không còn phù hợp xu thế hiện nay nữa.

B. Những gì đã lạc hậu, cần phải xóa bỏ.

C. Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.

D. Những truyền thống chỉ có ý nghĩa giá trị vật chất. 

Chọn đáp án: C

Giải thích: Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 11: Bố mẹ V đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. V cho rằng bổ mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của V thể hiện?

A. V thông minh và nhanh nhẹn.

B. V không làm điều gì tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ.

C. V trân trọng, tự hào truyền thống tốt đẹp gia đình, dòng họ.

D. V chưa giữ gìn và và phát huy truyền thống tốt đẹp gia đình, dòng họ. 

Chọn đáp án: D

Giải thích: V chưa giữ gìn và và phát huy truyền thống tốt đẹp gia đình, dòng họ. Bạn không nên tự phụ như vậy, bạn cần trân trọng những gì đang có và cần không ngừng học tập phấn đấu hơn nữa để có thể phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây chưa thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình.

B. Tổ chức cúng bái linh đình vào ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

C. Dành thời gian thăm hỏi và chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình.

D. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình. 

Chọn đáp án: B

Giải thích: Tổ chức cúng bái linh đình vào ngày giỗ của ông bà, tổ tiên lãng phí, không cần thiết. Chỉ cần tổ chức phù hợp với hoàn cảnh gia đình cũng thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.

Câu 13: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Góp phần làm phong phú truyền thống.

B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm.

C. Tự hào về truyền thống của gia đình.

D. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. 

Chọn đáp án: D

Giải thích: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống về văn hóa, đạo đức, lao động, nghề nghiệp, học tập… Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.

Câu 14: Trong thời đại công nghệ 4.0, để giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ, chúng ta cần làm gì?

A. Chúng ta cần tìm hiểu để tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình; từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống.

B. Chúng ta cần học hỏi những truyền thống của các gia đình giàu có, còn truyền thống của gia đình nghèo thì cần xóa bỏ.

C. Chúng ta không cần làm gì vì nhà nước sẽ giữ gìn các truyền thống.

D. Chúng ta cần sang nước khác để học tập truyền thống của họ và về thay đổi truyền thống của mình. 

Chọn đáp án: A

Giải thích: Trong thời đại công nghệ 4.0 con người càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ vì nó giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong thời đại hội nhập quốc gia. Chúng ta cần tìm hiểu để tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình; từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống. Giữ gìn truyền thống của gia đình dòng họ là giữ gìn cốt cách dân tộc và phát huy nó trong quá trình phát triển kinh tế ngày nay.

Câu 15: T luôn cố gắng học tập để xứng đáng với truyền thống hiếu học của dòng họ mình. Việc làm của T cho thấy T là người như thế nào?

A. Biết phát huy truyền thống của dòng học

B. Bảo thủ, lạc hậu

C. Coi thường truyền thống gia đình

D. Làm tổn hại đến truyền thống của dòng họ 

Chọn đáp án: A

Giải thích: T đã tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống ấy đó là chăm chỉ học hành.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: