Giải GDCD 6 | No tags
Khởi động trang 25 GDCD 6:
Câu thơ sau thể hiện đức tính gì?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Lời giải:
Câu thơ trên thể hiện đức tính: cần cù, chịu khó và tự lập.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 5: Tự lập hay, chi tiết khác:
Khám phá 1 trang 25 - 26 GDCD 6:
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
1. Em hãy liệt kê những biểu hiện tự lập của Trường?
2. Em rút ra được điều gì cho bản thân từ câu chuyện của Trường?
3. Theo em tự lập là gì?
Lời giải:
1. Những biểu hiện tự lập của Trường là:
- Bố đi xa, mẹ ốm triền miên nên những việc trong nhà đều đến tay Trường.
- Em dần quen với mọi việc trong nhà và trở thành “trụ cột” của gia đình khi mới 5 tuổi.
- Cậu bé tự chăm lo cho bản thân: tắm rửa, ăn uống, vệ sinh cá nhân. Không những thế Trường còn biết chăm sóc mẹ khi lúc ốm, dọn dẹp nhà cửa.
2. Qua câu chuyện của Trường, em rút ra được rằng mỗi chúng ta cần rèn luyện tính tự lập để có thể tự chủ cuộc sống, đồng thời có thể giúp đỡ mọi người.
3. Tự lập là tự làm lấy những công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 5: Tự lập hay, chi tiết khác:
Khám phá 2 trang 26 GDCD 6: Em hãy quan sát và cho biết bức tranh nào dưới đây thể hiện sự tự lập của các bạn học sinh?
1. Theo em, đâu là biểu hiện của tự lập? Đâu là biểu hiện của chưa tự lập?
2. Vì sao chúng ta cần phải tự lập?
Lời giải:
1. Cả 3 bức tranh đều thể hiện sự chưa tự lập của các bạn học sinh, bởi vì các bạn trong các bức tranh còn phụ thuộc vào người người khác mà không chủ động làm việc cá nhân.
2. Chúng ta cần phải tự lập để bản thân trở nên tự tin, dễ thành công trong cuộc sống.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 5: Tự lập hay, chi tiết khác:
Khám phá 3 trang 27 GDCD 6: Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và đánh giá hành vi của các bạn.
Lời giải:
Hành vi của các bạn trong các bức tranh trên đều là biểu hiện của tự lập, vì các bạn chủ động làm việc mà không cần ai phải nhắc nhở.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 5: Tự lập hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 28 GDCD 6: Em hãy quan sát bảng kế hoạch hoạt động trong hè và nhận xét về tính tự lập của bạn Hoa.
Lời giải:
Qua bảng kế hoạch hoạt động trong hè của Hoa, cho thấy bạn là người rất có tính tự lập, bạn chia ra thời gian biểu để mình thực hiện có hiệu quả.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 5: Tự lập hay, chi tiết khác:
Luyện tập 2 trang 28 - 29 GDCD 6:
Đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Tình huống 1:
+ Em có đồng tình với An không? Vì sao?
+ Nếu là bạn của An em sẽ làm gì?
- Tình huống 2:
+ Em có đồng tình với Tâm không? Vì sao?
+ Nếu em là Hùng em sẽ làm gì?
- Tình huống 3:
+ Em có đồng tình với Đạt không? Vì sao?
+ Nếu là bạn của Đạt, em sẽ nói gì với Đạt?
Lời giải:
- Tình huống 1:
+ Em có không đồng tình với bạn An. Vì bố mẹ có công việc của bố mẹ, đôi lúc họ có thể bận công việc, nên những việc nhỏ nhặt như dậy sớm đi học thì bạn nên rèn luyện tính tự giác cho bản thân mình
+ Nếu là bạn của An em sẽ khuyên bạn nên tập tính tự giác ngay từ bây giờ từ việc dậy sớm đến vệ sinh các nhân và đến lớp đúng giờ, không nên lúc nào cũng chờ đợi bố mẹ.
- Tình huống 2:
+ Em đồng tình với Tâm không. Vì đọc bài toán khó chúng ta nên cùng các bạn tìm cách giải, không nên chưa suy nghĩ gì đã vội hỏi cô giáo.
+ Nếu em là Hùng em sẽ cùng tâm ngồi lại nghiên cứu cách giải, nếu không được em có thể hỏi các bạn trong lớp, cùng các bạn suy nghĩ để làm.
- Tình huống 3:
+ Em không đồng tình với Đạt không. Vì làm nhóm là việc học tập cùng nhau trao đổi nên vì thế cá nhân mỗi người phải tích cực thì mới đem lại kết quả.
+ Nếu là bạn của Đạt, em sẽ nói với Đạt không nên có suy nghĩ như vậy, vì cá nhân mỗi người phải tập tính tự lập suy nghĩ và đóng góp ý kiến của mình vào bài nhóm có như vậy thì nhóm mới ngày phát triển và thành tích học tập của mình cũng được cải thiện nhiều hơn.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 5: Tự lập hay, chi tiết khác:
Vận dụng 1 trang 29 GDCD 6: Em hãy chia sẻ những việc em đã làm được hoặc chưa làm được trong việc rèn luyện tính tự lập
Lời giải:
Câu trả lời tham khảo của một bạn học sinh
- Những việc em đã làm được trong việc rèn luyện tính tự lập là:
+ Tự giác dành thời gian mỗi ngày để chạy bộ.
+ Chủ động làm việc nhà phụ giúp bố mẹ.
+ Tự giác làm bài tập cô giáo giao.
- Những việc em chưa làm được trong việc rèn luyện tính tự lập là:
+ Chưa chủ động ngủ đúng giờ mà bố mẹ còn phải nhắc nhở.
+ Buổi sáng chưa chủ động dậy đúng giờ mà phải nhờ đến bố mẹ.
+ Chưa chủ động dọn dẹp phòng.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 5: Tự lập hay, chi tiết khác:
Vận dụng 2 trang 29 GDCD 6: Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện thiếu tự lập của bản thân?
Lời giải:
Biểu hiện thiếu tự lập |
Hướng khắc phục |
Chưa chủ động ngủ đúng giờ |
Quy định thời gian biểu thời gian ngủ |
Buổi sáng chưa chủ động dậy đúng giờ mà phải nhờ đến bố mẹ.
|
Quy định thời gian biểu thời gian thức dậy |
Chưa chủ động dọn dẹp phòng. |
Quy định mỗi ngày dành 15 đến 30 phút để dọn dẹp phòng |
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 5: Tự lập hay, chi tiết khác:
Vận dụng 3 trang 29 GDCD 6: Em hãy viết một lá thư ngắn hoặc viết một đoạn văn ngắn nhắc nhở bản thân tự lập hơn mỗi ngày?
Lời giải:
Tính tự lập được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau chứ không phải chỉ tính riêng việc bạn tách khỏi bố mẹ để thực hiện một cuộc sống hoàn toàn độc lập. Như trong học tập, tính tự lập được hiểu là cách bạn tự lập cho mình những kế hoạch học tập, mục tiêu học tập, từ đó, cố gắng để hoàn thành từng bức những mục tiêu ấy mà không cần bố mẹ hay thầy cô phải nhắc nhở. Trong gia đình hay trong cuộc sống thì tính tự lập được thể hiện ở cách bạn chủ động làm những công việc cá nhân như nấu ăn, giặt giũ hay hoàn thiện những công việc mà bản thân đã vạch ra….
Lối sống tự lập và tính tự lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống cũng như sự phát triển của mỗi con người. Tự lập trong cách sống hàng ngày, từ những việc nhỏ nhặt nhất sẽ rèn cho con người tính cẩn thận, gọn gàng và ý thức sống cao. Trong học tập, tự lập lại giúp cho con người có nỗ lực vươn lên, biết phấn đấu để đạt được tới những mục tiêu cao hơn. Khi lớn hơn, tự lập giúp con người cứng cỏi hơn, có thể đương đầu được với những khó khăn, thử thách, có thể vượt qua được những cám dỗ của cuộc sống.
Tính tự lập có thể coi là một phẩm chất quý báu của mỗi con người. Khi bạn tự lập, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình trưởng thành hơn, sống có trách nhiệm hơn với chính mình cũng như với những người xung quanh. Những người tự lập thường là những người trưởng thành và có ý chí phấn đấu rất cao. Ví dụ như Steve Jobs – từ một con người rất bình thường nhưng bằng tính tự lập, luôn vượt qua những thách thức của cuộc sống, không dựa dẫm vào những đồng tiền và vị thế cả bố mẹ mà trở thành ông chủ của Apple vô cùng nổi tiếng… Đó chỉ là 1 trong rất nhiều những ví dụ về những con người có tinh thần tự lập cao.
Tuy nhiên, tính tự lập không phải tự nhiên mà có cũng như không phải cứ nói tự lập là có thể tự lập được. Tự lập là cả quá trình, cần sự rèn rũa từ nhỏ, từ những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, khi tự lập được hiểu theo cách là đi ra khỏi sự bao bọc của gia đình để hình thành 1 cuộc sống mới thì khi đó, tính tự lập phải là sự tổng hòa của nhiều kỹ năng khác nhau. Vì để có thể tự mình sống tự lập, tự chủ mọi mặt thì bản thân phải có những nền tảng nhất định. Ví dụ như tự chủ tài chính, tự chủ về thời gian cũng như tự chủ trong các mối quan hệ… Tự lập cũng cần phải có sự kiên trì vì ngoài kia cuộc sống chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều những áp lực mà chúng ta cần phải vượt qua. Hãy tự rèn luyện cho mình một lối sống tự lập, tích cực và chủ động.
Bên cạnh những bạn trẻ sẵn sàng đối đầu với những khó khăn để hình thành lối sống tự chủ thì vẫn còn những con người có thói quen sống nhờ, sống ỷ lại và dựa dẫm vào người khác. Họ không biết hoặc không muốn đụng chân đụng tay vào những công việc mà luôn nhờ cậy vào người khác. Hoặc, cũng có những bạn trẻ coi sống tự lập như 1 trào lưu để rồi đòi sống tự lập trong khi bản thân không có khả năng và chẳng mấy chốc lại chán nản rồi quay về lối sống cũ…
Tự lập không chỉ là 1 là phẩm chất mà nó còn là một lối sống, một phong cách sống đẹp của con người, nhất là với các bạn trẻ. Hãy tập cho mình cách sống tự lập ngay từ những điều giản đơn nhất, có như vậy, khi đương đầu mới biển lớn cuộc đời, chúng ta mới vững tay lái và phát huy được hết những khả năng của bản thân.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 5: Tự lập hay, chi tiết khác:
Với soạn, giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 5: Tự lập sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 6.
Củng cố
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 5: Tự lập hay nhất, ngắn gọn sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.
1. Sống tự lập
- Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
2. Biểu hiện của tính tự lập
- Biểu hiện của tự lập:
+ Tự suy nghĩ, tự thực hiện, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.
+ Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Biểu hiện trái với tự lập:
+ Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
+ Trông chờ vào may rủi.
+ Sống biệt lập, chỉ biết đến bản thân, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.
3. Ý nghĩa tự lập
- Tự lập giúp chúng ta:
+ Làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.
+ Tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống
+ Nhận được sự kính trọng của mọi người.
- Để rèn luyện tính tự lập, chúng ta cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Bài 5: Tự lập có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6.
Câu 1: Tự lập là gì?
A. Tự lập là dựa vào khả năng, sức lực của người khác để đạt được mục đích bản thân.
B. Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
C. Tự lập là biết coi trọng, giữ gìn phẩm cách cá nhân theo chuẩn mực xã hội.
D. Tự lập là dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không đổ lỗi cho người khác.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình. Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của tự lập?
A. Dám đương đầu với khó khăn.
B. Trốn chạy, để mọi người vượt qua thử thách còn mình ngồi hưởng thành quả.
C. Trông chờ, ỷ lại vào bạn bè.
D. Dựa dẫm vào năng lực của người khác.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập?
A. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng.
B. Đánh mất kĩ năng sinh tồn.
C. Ngại khẳng định bản thân.
D. Từ chối khám phá cuộc sống.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Giúp thành công trong cuộc sống, giải quyết các công việc hiệu quả và được mọi người tôn trọng.
Câu 4: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là:
A. Trung thành.
B. Trung thực.
C. Tự lập.
D. Tiết kiệm.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
Câu 5: Các hoạt động thể hiện tính tự lập là:
A. Nhờ bạn chép bài hộ.
B. Ở nhà chơi, không giúp cha mẹ làm việc nhà.
C. Tự giặt quần áo của mình.
D. Gặp bài khó, giả sách hướng dẫn ra chép.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình. Tự giặt quần áo của mình là tự lập.
Câu 6: Đối lập với tự lập là:
A. Tự tin.
B. Ích kỉ.
C. Tự chủ.
D. Ỷ lại.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Ỷ lại là tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá. Trái ngược với tự lập là tự mình làm lấy.
Câu 7: Bạn T học lớp 8, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Bạn T là người ỷ lại.
B. Bạn T là người ích kỷ.
C. Bạn T là người tự lập.
D. Bạn T là người có ý thức.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Bạn T không chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình. Bạn T là người không tự lập, ỷ lại.
Câu 8: Biểu hiện không tự lập là?
A. Luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tự giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình.
B. Luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.
C. Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
D. Đôi khi lơ là, không thực hiện những nhiệm vụ mà mình đề ra.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Những biểu hiện A, B, C đều tự lập, tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Còn lơ là, không thực hiện những nhiệm vụ mà mình đề ra là chưa tự lập.
Câu 9: Em đồng ý với sự tự lập của bạn nào?
A. Mỗi khi thầy giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm, Sáng đều đưa ra lí do để nhờ các bạn trong nhóm làm giúp việc của mình.
B. Sơn luôn lấy sách giải bài tập để chép mà không chịu suy nghĩ tìm cách giải bài vì Sơn cho rằng tự nghĩ sẽ lâu và có thể làm sai.
C. Xuân luôn giúp đỡ mẹ việc nhà, ngoài giờ học Xuân còn tự mình trồng và chăm sóc các chậu hoa ở ban công.
D. Sinh là con út trong gia đình nên được chiều chuộng từ nhỏ. Sinh đã học lớp 6 nhưng vẫn nhờ mẹ chuẩn bị quần áo sách vở và nhờ chị đèo đến trường dù nhà rất gần trường.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Xuân có sự tự lập. Xuân biết làm việc cho bản thân và phụ giúp gia đình. Các bạn khác chưa biết tự lập, còn dựa vào người khác trong học tập và cuộc sống.
Câu 10: Câu tục ngữ nào nói về tính tự lập?
A. Thân tự lập thân.
B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Tự bản thân mình làm việc, tạo nên thành công cho bản thân mình. Câu tục ngữ nói về tự lập là một đức tính rất quý giá của con người, những người có được sự tự lập sẽ có được những điều rất đáng quý trong cuộc sống. Người có đức tính tự lập sẽ đạt được những thành tích mà mình đã bỏ công sức ra để thực hiện việc đó.
Câu 11: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào sai?
A. Người có tính tự lập tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
B. Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh.
C. Người có tính tự lập không phải lúc nào cũng thành công.
D. Người có tính tự lập thường học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh. Vì bản thân mỗi người đều không hoàn hảo và đều có những việc không thể tự giải quyết được, đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đứng đắn hơn. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.
Câu 12: Mỗi buổi tối, sau bữa cơm là bạn Lan giúp mẹ rửa bát rồi mới vào phòng học bài. Việc làm đó thể hiện?
A. Lan là người tự ti.
B. Lan là người ở lại.
C. Lan là người tự lập.
D. Lan là người tự tin.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Lan đã biết tự lập, giúp đỡ mẹ và tự giác vào học bài.
Câu 13: Học sinh rèn luyện tính tự lập như thế nào?
A. Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
B. Học tập việc giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè mọi lúc mọi nơi.
D. Nhờ bố mẹ làm giúp những việc lớn và em gái làm giúp những việc nhỏ.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết các công việc bằng khả năng và sức lực của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Nếu có đức tính này từ nhỏ ta sẽ có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong mọi việc, giúp ích cho ta hơn. Nên tự lập càng sớm càng tốt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Câu 14: Trong giờ kiểm tra Toán, gặp bài khó, Nam loay hoay mãi vẫn chưa giải được. Thấy sắp hết giờ mà bạn vẫn chưa làm xong bài, Đông ngồi bên cạnh đưa bài đã giải sẵn cho Nam chép. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
A. Từ chối chép bài của Đông và tự giác nghĩ cách làm.
B. Chép bài của Đông.
C. Chép bài của Đông và hỏi thêm bạn khác xem có giống của Đông không.
D. Nộp bài luôn, không làm bài nữa.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Nam nên từ chối chép bài và tự giác nghĩ cách làm. Sau giờ kiểm tra em có thể hỏi bạn cách giải để lần sau làm được bài. Như thế sẽ khiến cho Nam nhớ bài lâu hơn, rèn luyện tính tự lập.
Câu 15: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Tính tự lập không tự nhiên mà có.
B. Nên tự lập càng sớm càng tốt.
C. Chỉ có con nhà nghèo mới cần sống tự lập.
D. Học cách sống tự lập để trưởng thành.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Tự lập là đức tính mà ai cũng cần có. Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: