Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số

Giải Toán 7 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 1.

Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số

Hoạt động khởi động

Giải Toán 7 trang 25 Tập 2

Khởi động trang 25 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 25 Toán 7 Tập 2: Hai biểu thức 3 . 52 + 6 : 2 và 2 . x + 3 . x2 . y có gì khác nhau?

Lời giải:

Biểu thức 3 . 52 + 6 : 2 là biểu thức bao gồm các phép tính với các số.

Biểu thức 2 . x + 3 . x2 . y là biểu thức bao gồm các phép tính với các số và các ẩn số.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Khám phá 1 trang 25 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Khám phá 1 trang 25 Toán 7 Tập 2: Hãy viết các biểu thức biểu thị chu vi và diện tích của một hình vuông có cạnh bằng 3 cm.

Lời giải:

Biểu thức biểu thị chu vi của hình vuông: 3 . 4.

Biểu thức biểu thị diện tích của hình vuông: 32.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Thực hành 1 trang 25 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Thực hành 1 trang 25 Toán 7 Tập 2: Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích của một hình thoi có các đường chéo bằng 6 cm và 8 cm.

Lời giải:

Biểu thức biểu thị diện tích của một hình thoi có các đường chéo bằng 6 cm và 8 cm là

12. 6 . 8.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Khám phá 2 trang 25 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Khám phá 2 trang 25 Toán 7 Tập 2: Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích của một hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng 3 cm và x cm (Hình 1).

Khám phá 2 trang 25 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Biểu thức biểu thị diện tích của hình chữ nhật trên là 3x.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Thực hành 2 trang 27 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Thực hành 2 trang 27 Toán 7 Tập 2:

a) Hãy viết biểu thức biểu thị thể tích khối lập phương có cạnh bằng a.

b) Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn bằnga cm, đáy nhỏ bằng b cm, đường cao bằng h cm.

Lời giải:

a) Biểu thức biểu thị thể tích khối lập phương là: a3.

b) Biểu thức biểu thị diện tích hình thang là: 12. (a + b) . h.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Vận dụng 1 trang 27 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1 trang 27 Toán 7 Tập 2: Một khung ảnh hình chữ nhật với hai cạnh liên tiếp bằng 3a cm và 4a cm với bề rộng bằng 2 cm (xem Hình 3). Viết biểu thức biểu thị diện tích của tấm ảnh trong Hình 3.

Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số (ảnh 2)

Lời giải:

Do bề rộng của khung ảnh bằng 2 cm nên chiều dài của tấm ảnh là 4a - 2 - 2 = 4a - 4 cm.

Chiều rộng của tấm ảnh là 3a - 2 - 2 = 3a - 4 cm.

Khi đó biểu thức biểu thị diện tích của tấm ảnh là: (4a - 4) . (3a - 4).

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Khám phá 3 trang 27 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Khám phá 3 trang 27 Toán 7 Tập 2: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài là 10 m, chiều rộng là 6 m. Người ta làm lối đi như trong Hình 4 (phần tô màu vàng).

Khám phá 3 trang 27 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

a) Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của khu vườn.

b) Tính diện tích phần còn lại của khu vườn khi x = 1 m và y = 0,8 m.

Lời giải:

Khám phá 3 trang 27 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

a) Chia lối đi thành 2 phần có dạng hình chữ nhật là ABCD và BEFG.

Diện tích của mảnh vườn là 10 . 6 = 60 m2.

Diện tích phần lối đi ABCD là: 5y m2.

Diện tích phần lối đi BEFG là: 6x m2.

Biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của khu vườn là: 60 - 5y - 6x.

b) Với x = 1 m và y = 0,8 m thì diện tích phần còn lại của khu vườn là:

60 - 5.0,8 - 6.1 = 60 - 4 - 6 = 50 m2.

Vậy diện tích phần còn lại của khu vườn bằng 50 m2 khi x = 1 m và y = 0,8 m.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Thực hành 3 trang 27 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Thực hành 3 trang 27 Toán 7 Tập 2: Hãy tính giá trị của biểu thức 3x2 - 4x + 2 khi x = 2.

Lời giải:

Thay x = 2 vào biểu thức trên ta được: 3 . 22 - 4 . 2 + 2 = 3 . 4 - 8 + 2 = 6.

Vậy giá trị của biểu thức trên bằng 6 khi x = 2.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Vận dụng 2 trang 28 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Vận dụng 2 trang 28 Toán 7 Tập 2: Cho biết giá bán của một đôi giày bằng C + Cr, trong đó C là giá gốc và r là thuế giá trị gia tăng.

Tính giá bán của đôi giày khi C = 600 nghìn đồng và r = 10%.

Lời giải:

Với C = 600 nghìn đồng và r = 10% thì Cr = 600 . 10% = 60 nghìn đồng.

Khi đó C +Cr = 600 + 60 = 660 nghìn đồng.

Vậy đôi giày có giá 660 nghìn đồng khi C = 600 nghìn đồng và r = 10%.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Bài 1 trang 28 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 28 Toán 7 Tập 2: Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích xung quanh của một hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 7 cm, chiều rộng bằng 4 cm và chiều cao bằng 2 cm.

Lời giải:

Biểu thức số biểu thị diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật trên là:

2 . (7 + 4) . 2.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Bài 2 trang 28 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Bài 2 trang 28 Toán 7 Tập 2: Hãy viết biểu thức đại số biểu thị chu vi của một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 7 cm.

Lời giải:

Gọi độ dài chiều rộng của hình chữ nhật trên là x cm (x > 0).

Do chiều dài hơn chiều rộng 7 cm nên độ dài của chiều dài là x + 7 cm.

Khi đó biểu thức đại số biểu thị chu vi của hình chữ nhật trên là:

2 . (x + x + 7) = 2 . (2x + 7).

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Bài 3 trang 28 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Bài 3 trang 28 Toán 7 Tập 2: Hãy viết biểu thức đại số biểu thị thể tích của một hình hộp chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 4 cm và hơn chiều cao 2 cm.

Lời giải:

Gọi độ dài chiều dài của hình hộp chữ nhật trên là x cm (x > 4).

Do chiều dài hơn chiều rộng 4 cm nên độ dài chiều rộng của hình hộp chữ nhật đó là

x - 4 cm.

Do chiều dài hơn chiều cao 2 cm nên độ dài chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là

x - 2 cm.

Do đó biểu thức đại số biểu thị thể tích của hình hộp chữ nhật đó là x . (x - 4) . (x - 2).

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Bài 4 trang 28 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Bài 4 trang 28 Toán 7 Tập 2: Hãy viết biểu thức đại số biểu thị:

a) Tổng của x2 và 3y;

b) Tổng các bình phương của a và b.

Lời giải:

a) Biểu thức đại số biểu thị tổng của x2 và 3y là: x2 + 3y.

b) Bình phương của a là: a2.

Bình phương của b là: b2.

Biểu thức đại số biểu thị tổng các bình phương của a và b là: a2 + b2.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Bài 5 trang 28 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Bài 5 trang 28 Toán 7 Tập 2: Lân có x nghìn đồng và đã chi tiêu hết y nghìn đồng, sau đó Lân được chị Mai cho z nghìn đồng. Hãy viết biểu thức đại số biểu thị số tiền mà Lân có sau khi chị Mai cho thêm z nghìn đồng. Tính số tiền Lân có khi

x = 100, y = 60, z = 50.

Lời giải:

Biểu thức đại số biểu thị số tiền Lân có sau khi chị Mai cho thêm z nghìn đồng là:

x - y + z.

Thay x = 100, y = 60, z = 50 vào biểu thức trên ta có: 100 - 60 + 50 = 90.

Vậy Lân có 90 nghìn đồng khi x = 100, y = 60, z = 50.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Bài 6 trang 28 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Bài 6 trang 28 Toán 7 Tập 2: Rút gọn các biểu thức đại số sau:

a) 6(y - x) - 2(x - y);

b) 3x2 + x - 4x - 5x2.

Lời giải:

a) 6(y - x) - 2(x - y)

= 6.y + 6.(-x) + (-2x) + (-2).(-y)

= 6y - 6x - 2x + 2y

= (6y + 2y) + (-6x - 2x)

= 8y - 8x

b) 3x2 + x - 4x - 5x2

= (3x2 - 5x2) + (x - 4x)

= -2x2 - 3x

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Bài 7 trang 28 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Bài 7 trang 28 Toán 7 Tập 2: Một mảnh vườn hình vuông (Hình 5) có cạnh bằng a (m) với lối đi xung quanh vườn rộng 1,2 m. Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của mảnh vườn. Tính diện tích còn lại của mảnh vườn khi a = 20.

Bài 7 trang 28 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Do lối đi xung quanh vườn rộng 1,2 m nên cạnh phần đất còn lại của mảnh vườn là:

a - 1,2 - 1,2 = a - 2,4 m.

Khi đó biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của mảnh vườn là: (a - 2,4)2.

Thay a = 20 vào biểu thức trên ta có: (20 - 2,4)2 = 17,62 = 309,76 m2.

Vậy diện tích phần còn lại của mảnh vườn bằng 309,76 m2 khi a = 20.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Bài 8 trang 28 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Bài 8 trang 28 Toán 7 Tập 2: Lương trung bình tháng của công nhân ở một xí nghiệp vào năm thứ n tính từ năm 2015 được tính bởi biểu thức C(1 + 0,04)n, trong đó C = 5 triệu đồng. Hãy tính lương trung bình tháng của công nhân xí nghiệp đó vào năm 2020 (ứng với n = 5).

Lời giải:

Lương trung bình tháng của công nhân xí nghiệp đó vào năm 2020 là:

5 . (1 + 0,04)5 = 5 . 1,045 5 . 1,2 = 6 triệu đồng.

Vậy lương trung bình tháng của công nhân xí nghiệp đó xấp xỉ 6 triệu đồng vào năm 2020.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay, chi tiết khác:

Sách bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 1.

Giải SBT Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Giải SBT Toán 7 trang 25 Tập 2

Vở thực hành Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

Với giải vở thực hành Toán lớp 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Toán 7 Bài 1.

Giải vở thực hành Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số - Chân trời sáng tạo

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Giải VTH Toán 7 trang 15 Tập 2

Biểu thức số, biểu thức đại số (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo

Với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Biểu thức số, biểu thức đại số (Lý thuyết Toán lớp 7) - Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Biểu thức số, biểu thức đại số

1. Biểu thức số

- Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa tạo thành một biểu thức.

Chẳng hạn: 3 + 7 – 2; 4. 5: 2; 2. (5 + 8) là những biểu thức.

Những biểu thức như trên còn được gọi là biểu thức số.

Ví dụ: Viết biểu thức số biểu thị:

a) Chu vi của hình chữ nhật có chiều dài bằng 6 cm và chiều rộng bằng 4 cm;

b) Diện tích của hình tròn có bán kính bằng 5 cm.

Hướng dẫn giải:

a) Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật: 2.(6 + 4);

b) Biểu thức số biểu thị diện tích hình tròn: π.52.

2. Biểu thức đại số

Biểu thức bao gồm các số và các chữ (đại diện cho số) được nối với nhau bởi các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa được gọi là biểu thức đại số.

Trong biểu thức đại số:

- Những chữ đại diện cho một số tùy ý gọi là biến số;

- Những chữ đại diện cho một số xác định gọi là hằng số;

Ví dụ: xy – 2. x2y là biểu thức đại số với 2 biến là x và y; 2 là hằng số;

ab + b36+ c là biểu thức đại số với ba biến là a, b và c; hằng số là 16.

Chú ý:

- Trong biểu thức đại số, vì biến đại diện cho số nên khi thực hiện các phép tính trên các biến, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên các số. Chẳng hạn:

x + y = y + z;

(x + y) + z = x + (y + z);

(xy)z = x(yz);

xy = yx;

xxx = x3;

x(y + z) = xy + xz

Ví dụ: Rút gọn các biểu thức sau:

a)6x + 4x;

b)4(x + 2x) – (x2 – 2x)

c)6(y – x) – 2(x – y).

Hướng dẫn giải:

a)6x + 4x = (6 + 4). x = 10x;

b)4(x + 2x) – (x2 – 2x)

=4x + 8x – x2 + 2x

=4x + 8x + 2x – x2

=14x – x2.

c)6(y – x) – 2(x – y)

=6y – 6x – 2x + 2y

=6y + 2y – 6x – 2x

=8y – 8x.

3. Giá trị của biểu thức đại số

Để tính giá trị của một biểu thức đại số ta thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Thay chữ bởi giá trị số đã cho (chú ý các trường hợp phải đặt số trong dấu ngoặc);

- Bước 2: Thực hiện các phép tính (chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính: thực hiện phép lũy thừa, rồi đến phép nhân chia, sau đó là phép cộng trừ).

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức a2 – 5b + 1 khi a = 4 và b = 2.

Hướng dẫn giải:

Thay a = 4 và b = 2 vào biểu thức trên, ta được:

a2 – 5b + 1 = 42 – 5. 2 + 1 = 16 – 10 + 1 = 7.

Vậy khi a = 4 và b = 2 thì giá trị của biểu thức a2 – 5b + 1 là 7.

Bài tập Biểu thức số, biểu thức đại số

Bài 1. Hãy viết biểu thức đại số biểu thị

a)Tổng của hai lần x và ba lần y;

b)Hiệu của x và y;

c)Tích của tổng x và y với hiệu x và y.

Hướng dẫn giải:

a)Hai lần x là: 2x;

Ba lần y là: 3y;

Biểu thức đại số biểu thị tổng của hai lần x và ba lần y là: 2x + 3y.

b)Biểu thức đại số biểu thị hiệu của x và y là: x – y.

c)Tổng x và y là: x + y;

Hiệu x và y là: x – y;

Biểu thức đại số biểu thị tích của tổng x và y với hiệu x và y là: (x + y).(x – y).

Bài 2: Cho A = 4x2y – 5 và B = 3x2y + 6 x2y2 + 3xy2. So sánh A và B khi x = –1, y = 3.

Hướng dẫn giải:

+ Thay x = –1, y = 3 vào biểu thức A ta được:

A = 4x2y – 5 = 4.(–1)2.3 – 5

= 4. 1. 3 – 5 = 12 – 5 = 7.

+ Thay x = –1, y = 3 vào biểu thức B ta được:

B = 3x2y + 6x2y2 + 3xy2

= 3.(–1)2.3 + 6.(–1)2.32 + 3.(–1).32

= 3.1.3 + 6.1.9 – 3. 9 = 9 + 54 – 27 = 36.

Vì 7 < 36 nên A < B.

Vậy A < B khi x = –1, y = 3.

Bài 3. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là x và diện tích là 84 cm2. Tính chiều rộng của mảnh vườn theo x và tại x = 12 cm.

Hướng dẫn giải:

Chiều rộng mảnh vườn theo x là: 84x(cm)

Tại x = 12, chiều rộng của mảnh vườn là: 8412=7(cm)

Vậy chiều rộng mảnh vườn theo x là: 84x(cm)

Chiều rộng của mảnh vườn tại x = 12 cm là 7 cm.

Bài 4: Giá trị của biểu thức N = 5x2 + 10x – 20 tại |x – 1| = 1

Hướng dẫn giải:

Ta có: |x – 1| = 1

x – 1 = 1 hoặc x – 1 = – 1

x = 2 hoặc x = 0

Trường hợp 1: x =2, thay vào biểu thức N ta được:

N = 5x2 + 10x – 20 = 5.22 + 10.2 – 20

= 5.4 + 20 – 20 = 20;

Trường hợp 2: x = 0, thay vào biểu thức N ta được:

N = 5x2 + 10x – 20 = 5.02 + 10.0 – 20

= 0 – 0 – 20 = – 20.

Vậy tại |x – 1| = 1 thì N = 20 hoặc N = – 20.

Bài tập tự luyện Biểu thức số

Bài 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. 0 không phải là biểu thức số;

B. Biểu thức số phải có đầy đủ các phép tính cộng trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa;

C. 12 + 2.3 – 32 là biểu thức số;

D. Trong biểu thức số không thể có các dấu ngoặc chỉ thứ tự phép tính.

Bài 2. Tìm biểu thức số biểu thị diện tích hình thang có độ dài các cạnh đáy là 6 cm, 7 cm và chiều cao 8 cm.

Bài 3. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. 3.4 – 3.5 là biểu thức đại số;

B. 3a2 là biểu thức đại số;

C. 0 là biểu thức đại số;

D. x + y không phải là biểu thức đại số.

Bài 4. Viết biểu thức đại số biểu thị tổng các lập phương của hai số a và b.

A. a3 + b3;

B. (a + b)3;

C. a2 + b2;

B. (a + b)2.

Bài 5.  Phát biểu "Tổng các bình phương của ba số a, b và c" được biểu thị bởi:

A. (a + b + c)2;

B. (a + b)2 + c;

C. a2 + b2 + c2;

D. a2 + (b + c)2.

Học tốt Biểu thức số, biểu thức đại số

Các bài học để học tốt Biểu thức số, biểu thức đại số Toán lớp 7 hay khác:

15 Bài tập Biểu thức số, biểu thức đại số (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7

Với 15 bài tập trắc nghiệm Biểu thức số, biểu thức đại số Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.

15 Bài tập Biểu thức số, biểu thức đại số (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: