Toán 7 Kết nối tri thức Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Giải Toán 7 | No tags

Mục lục

Với giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán Hình 7 Bài 35.

Giải Toán 7 Kết nối tri thức Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Mở đầu

Giải Toán 7 trang 77 Tập 2

Mở đầu trang 77 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Mở đầu trang 77 Toán 7 Tập 2: Có thể coi ba ngôi nhà của ba anh em trong một khu vườn là ba đỉnh của một tam giác (không tù). Họ muốn khoan một giếng chung trong vườn cách đều ba ngôi nhà (H.9.36). Em có thể giúp họ chọn địa điểm để khoan giếng không?

Mở đầu trang 77 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Lời giải:

Coi ba ngôi nhà của ba anh em là ba đỉnh của tam giác.

Khi đó đường thẳng nối 2 trong 3 nhà với nhau là cạnh của tam giác.

Giếng cách đều 3 ngôi nhà tức giếng cách đều 3 đỉnh của tam giác.

Khi đó giếng là giao điểm ba đường trung trực của tam giác.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 77 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Câu hỏi trang 77 Toán 7 Tập 2: Mỗi tam giác có mấy đường trung trực?

Lời giải:

Một tam giác có 3 cạnh nên mỗi tam giác sẽ có 3 đường trung trực tương ứng với mỗi cạnh.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

HĐ1 trang 78 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

HĐ1 trang 78 Toán 7 Tập 2: Vẽ tam giác ABC (không tù) và ba đường trung trực của các đoạn thẳng BC, CA, AB. Quan sát hình và cho biết ba đường trung trực đó có cùng đi qua một điểm không.

Lời giải:

HĐ1 trang 78 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Ta thấy ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

HĐ2 trang 78 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

HĐ2 trang 78 Toán 7 Tập 2: Dùng tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, hãy lập luận để suy ra tính chất nói ở HĐ1 bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Cho O là giao điểm các đường trung trực của hai cạnh BC và CA (H.9.38).

HĐ2 trang 78 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

a) Tại sao OB = OC, OC = OA?

b) Điểm O có nằm trên đường trung trực của cạnh AB không?

Lời giải:

a) Do O nằm trên đường trung trực của cạnh BC nên OB = OC.

Do O nằm trên đường trung trực của cạnh CA nên OC = OA.

b) Do OB = OC và OC = OA nên OA = OB.

Do đó O nằm trên đường trung trực của cạnh AB.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Luyện tập 1 trang 79 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Luyện tập 1 trang 79 Toán 7 Tập 2: Chứng minh rằng trong tam giác đều ABC, trọng tâm G cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Lời giải:

Luyện tập 1 trang 79 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Gọi M là giao điểm của BG và AC, N là giao điểm của CG và AB.

Do ∆ABC đều nên AB = BC = CA vàABC^=ACB^=BAC^.

M là trung điểm của AC nên AM = MC.

Xét ∆ABM và ∆CBM có:

AB = CB (chứng minh trên).

BAM^=BCM^ (chứng minh trên).

AM = CM (chứng minh trên).

Suy ra ∆ABM = ∆CBM (c - g - c).

Do đó BMA^=BMC^ (2 góc tương ứng).

BMA^+BMC^=180° nên BMA^=BMC^=90°.

Do đó BM ⊥ AC.

BM vuông góc với AC tại trung điểm M của AC nên BM là đường trung trực của AC.

N là trung điểm của AB nên AN = BN.

Xét ∆CAN và ∆CBN có:

CA = CB (chứng minh trên).

CAN^=CBN^ (chứng minh trên).

AN = BN (chứng minh trên).

Suy ra ∆CAN = ∆CBN (c - g - c).

Do đó CNA^=CNB^ (2 góc tương ứng).

CNA^+CNB^=180° nên CNA^=CNB^=90°.

Do đó CN ⊥ AB.

CN vuông góc với AB tại trung điểm N của AB nên CN là đường trung trực của AB.

G là giao điểm 2 đường trung trực của ∆ABC nên G cách đều 3 đỉnh của tam giác.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Vận dụng 1 trang 79 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Vận dụng 1 trang 79 Toán 7 Tập 2: Em hãy trả lời câu hỏi trong tình huống mở đầu.

Lời giải:

Coi ba ngôi nhà của ba anh em là ba đỉnh của tam giác.

Khi đó đường thẳng nối 2 trong 3 nhà với nhau là cạnh của tam giác.

Giếng cách đều 3 ngôi nhà tức giếng cách đều 3 đỉnh của tam giác.

Khi đó giếng là giao điểm ba đường trung trực của tam giác.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Thử thách nhỏ trang 79 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Thử thách nhỏ trang 79 Toán 7 Tập 2: Sử dụng tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, hãy giải thích nếu điểm Q cách đều ba đỉnh của tam giác ABC thì Q phải là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.

Lời giải:

Q cách đều 3 đỉnh của tam giác ABC nên QA = QB = QC.

Do QA = QB nên Q nằm trên đường trung trực của AB.

Do QB = QC nên Q nằm trên đường trung trực của BC.

Do QC = QA nên Q nằm trên đường trung trực của CA.

Do đó Q là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 79 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Câu hỏi trang 79 Toán 7 Tập 2: Mỗi tam giác có mấy đường cao?

Lời giải:

Mỗi tam giác có 3 đường cao xuất phát từ 3 đỉnh của tam giác.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

HĐ3 trang 79 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

HĐ3 trang 79 Toán 7 Tập 2: Vẽ tam giác ABC và ba đường cao của nó. Quan sát hình và cho biết, ba đường cao đó có cùng đi qua một điểm không.

Lời giải:

HĐ3 trang 79 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Ta thấy ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Luyện tập 2 trang 81 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Luyện tập 2 trang 81 Toán 7 Tập 2:

a) Chứng minh rằng trong tam giác ABC cân tại A, đường trung trực của cạnh BC là đường cao và cũng là đường phân giác xuất phát từ đỉnh A của tam giác đó.

b) Chứng minh rằng trong tam giác đều, điểm cách đều ba đỉnh cũng cách đều ba cạnh của tam giác.

Lời giải:

a)

Luyện tập 2 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Gọi M là trung điểm của BC.

Do tam giác ABC cân tại A nên AB = AC và ABM^=ACM^.

Do AB = AC nên A nằm trên đường trung trực của BC.

Do đó AM ⊥ BC nên AM là đường cao của tam giác ABC.

Xét ∆ABM có ABM^+MAB^ = 90o (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Suy ra MAB^=90°ABM^ (1).

Xét ∆ACM có ACM^+MAC^ = 90o (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Suy ra MAC^=90°ACM^ (2).

ABM^=ACM^ nên từ (1) và (2) ta có MAB^=MAC^.

Do đó AM là tia phân giác của BAC^.

Vậy đường trung trực của cạnh BC là đường cao và cũng là đường phân giác xuất phát từ đỉnh A của tam giác ABC.

b)

Luyện tập 2 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Trong tam giác ABC đều có điểm O là điểm cách đều 3 đỉnh của tam giác.

Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.

Do O cách đều 3 đỉnh của tam giác ABC nên O là giao điểm 3 đường trung trực của tam giác ABC.

Do đó OM ⊥ AM, ON ⊥ AN, OP ⊥ CP.

∆ABC đều nên AB = AC = BC.

Do M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC nên AM = AN = NC = CP.

Xét ∆OAM vuông tại M và ∆OAN vuông tại N:

AM = AN (chứng minh trên).

OA chung.

Suy ra ∆OAM = ∆OAN (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Do đó OM = ON (2 cạnh tương ứng) (2).

Xét ∆OCN vuông tại N và ∆OCP vuông tại P:

CN = CP (chứng minh trên).

OC chung.

Suy ra ∆OCN = ∆OCP (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Do đó ON = OP (2 cạnh tương ứng) (2).

Từ (1) và (2) suy ra OM = ON = OP.

Vậy trong tam giác đều, điểm cách đều ba đỉnh cũng cách đều ba cạnh của tam giác.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Bài 9.26 trang 81 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Bài 9.26 trang 81 Toán 7 Tập 2: Gọi H là trực tâm của tam giác ABC không vuông. Tìm trực tâm của các tam giác HBC, HCA, HAB.

Lời giải:

Bài 9.26 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Gọi D, E, F lần lượt là chân đường cao kẻ từ A, B, C đến BC, CA, AB.

Xét ∆HBC có HD ⊥ BC, BF ⊥ HC.

HD cắt BF tại A nên A là trực tâm của ∆HCA.

Xét ∆HCA có HE ⊥ AC, BF ⊥ HC.

HE cắt BF tại B nên B là trực tâm của ∆HCA.

Xét ∆HAB có HF ⊥ AB, AE ⊥ HB.

HF cắt AE tại C nên C là trực tâm của ∆HAB.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Bài 9.27 trang 81 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Bài 9.27 trang 81 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có A^ = 100o và trực tâm H. Tính góc BHC.

Lời giải:

Bài 9.27 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Gọi D, F, E lần lượt là chân đường cao kẻ từ A, B, C đến BC, CA, AB.

Ta có BAD^=EAH^ (2 góc đối đỉnh), DAC^=FAH^ (2 góc đối đỉnh).

Do đó BAD^+DAC^=EAH^+FAH^ = 100o.

Xét ∆FAH vuông tại F: FHA^+FAH^ = 90o (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Do đó FHA^=90°FAH^.

Xét ∆EAH vuông tại E: EHA^+EAH^ = 90o (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Do đó EHA^=90°EAH^.

Khi đó FHA^+EHA^=90°FAH^+90°EAH^

hay BHC^=180°FAH^+EAH^.

Do đó BHC^ = 180o – 100o = 80o.

Vậy BHC^ = 80o.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Bài 9.28 trang 81 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Bài 9.28 trang 81 Toán 7 Tập 2: Xét điểm O cách đều ba đỉnh của tam giác ABC. Chứng minh rằng nếu O nằm trên một cạnh của tam giác ABC thì ABC là một tam giác vuông.

Lời giải:

Bài 9.28 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Giả sử O nằm trên cạnh BC.

Do OA = OB nên ∆OAB cân tại O.

Do đó OAB^=OBA^.

Do OA = OC nên ∆OAC cân tại O.

Do đó OAC^=OCA^.

Khi đó OAB^+OAC^=OBA^+OCA^ hay BAC^=ABC^+ACB^.

Xét ∆ABC có BAC^+ABC^+ACB^=180°.

BAC^=ABC^+ACB^ nên 2BAC^=180° hay BAC^=90°.

Do đó ∆ABC vuông tại A.

Vậy nếu O nằm trên một cạnh của tam giác ABC và O cách đều ba đỉnh của tam giác ABC thì ABC là một tam giác vuông.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Bài 9.29 trang 81 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Bài 9.29 trang 81 Toán 7 Tập 2:

a) Có một chi tiết máy (đường viền ngoài là đường tròn) bị gãy (H.9.46). Làm thế nào để xác định được bán kính của đường tròn này?

Bài 9.29 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

b) Trên bản đồ, ba khu dân cư được quy hoạch tại ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Hãy tìm trên bản đồ đó một điểm M cách đều A, B, C để quy hoạch một trường học.

Lời giải:

a)

Bài 9.29 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Để xác định bán kính của đường tròn này ta thực hiện như sau:

Bước 1. Xác định 3 điểm A, B, C nằm trên đường viền của chi tiết máy.

Bước 2. Xác định các đường trung trực của tam giác ABC.

Bước 3. Xác định giao điểm O của ba đường trung trực của tam giác ABC.

Bước 4. Độ dài đoạn thẳng OB là bán kính của đường tròn.

Bài 9.29 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

b) Coi 3 điểm A, B, C là 3 đỉnh của tam giác ABC.

Do M cách đều A và B nên MA = MB.

Do đó M nằm trên đường trung trực của AB.

Do M cách đều B và C nên MB = MC.

Do đó M nằm trên đường trung trực của BC.

Vậy M là giao điểm 3 đường trung trực của tam giác ABC.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Bài 9.30 trang 81 Toán 7 Tập 2 - Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Bài 9.30 trang 81 Toán 7 Tập 2: Cho hai đường thẳng không vuông góc b, c cắt nhau tại điểm A và cho điểm H không thuộc b và c (H.9.47).

Bài 9.30 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Hãy tìm điểm B thuộc b, điểm C thuộc c sao cho tam giác ABC nhận H làm trực tâm.

Lời giải:

Ta thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Từ H kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng b và cắt đường thẳng c tại một điểm. Điểm này chính là điểm C.

Bài 9.30 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Bước 2. Từ H kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng c và cắt đường thẳng b tại một điểm. Điểm này chính là điểm B.

Bài 9.30 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Bước 3. Nối hai điểm B, C ta được tam giác ABC.

Bài 9.30 trang 81 Toán 7 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 7

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác hay, chi tiết khác:

Sách bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 35.

Giải SBT Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác - Kết nối tri thức

Giải SBT Toán 7 trang 58 Tập 2

Vở thực hành Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Toán lớp 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Toán 7 Bài 35.

Giải vở thực hành Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác - Kết nối tri thức

Giải VTH Toán 7 trang 81 Tập 2

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) - Kết nối tri thức

Với tóm tắt lý thuyết Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 7.

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) - Kết nối tri thức

Lý thuyết Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

1. Sự đồng quy của ba đường trung trực trong một tam giác

a) Đường trung trực của tam giác

Trong tam giác ABC, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác. Ở hình dưới đây, a là đường trung trực ứng với cạnh BC của tam giác ABC.

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Sự đồng quy của ba đường trung trực

Định lí 1: Ba đường trung trực của một tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác.

Ví dụ: Trong tam giác ABC có các đường trung trực a, b, c đồng quy tại điểm O.

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Khi đó: OA = OB = OC.

Nhận xét: Vì giao điểm O của ba đường trung trực trong tam giác ABC cách đều ba đỉnh của tam giác đó (OA = OB = OC) nên có một đường tròn tâm O đi qua ba đỉnh A, B, C.

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 3)

2. Sự đồng quy của ba đường cao trong tam giác

a) Đường cao của tam giác

Trong hình dưới đây, đoạn thẳng AH kẻ từ đỉnh A, vuông góc với cạnh đối diện BC là một đường cao của tam giác ABC. Ta còn nói AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A (hay đường cao ứng với cạnh BC).

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 4)

b) Sự đồng quy của ba đường cao

Định lí 2: Ba đường cao của một tam giác đồng quy tại một điểm.

Ví dụ: Trong tam giác ABC có các đường cao AI, BJ, CK đồng quy tại điểm H.

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 5)

Chú ý:

- Điểm đồng quy của ba đường cao của một tam giác gọi là trực tâm của tam giác đó.

Ví dụ:Cho tam giác ABC có các đường cao AI, BJ, CK đồng quy tại điểm H.

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 6)

Khi đó, H được gọi là trực tâm của tam giác ABC.

- Gọi H là trực tâm của tam giác ABC, ta có:

+) Khi ABC là tam giác nhọn thì H nằm bên trong tam giác.

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 7)

+) Khi ABC là tam giác vuông thì H trùng với A (kí hiệu H ≡ A).

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 8)

+) Khi ABC là tam giác tù thì H nằm bên ngoài tam giác.

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 9)

Bài tập Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Bài 1: Cho tam giác ABC vuông. Kẻ đường thẳng vuông góc với cạnh huyền BC của tam giác ABC tại điểm D không thuộc đoạn BC. Nó cắt đường thẳng chứa cạnh AB tại E và cắt đường thẳng chứa cạnh AC tại F. Xác định trực tâm của tam giác BEF.

Hướng dẫn giải

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 10)

Trong tam giác BEF, đường cao xuất phát từ B là đường thẳng BD, đường cao xuất phát từ F là đường thẳng FA.

Hai đường cao BD và FA cắt nhau tại C.

Vậy suy ra C là trực tâm của tam giác BEF.

Bài 2: Cho P là một điểm nằm trong góc nhọn xOy. Gọi M là điểm sao cho Ox là đường trung trực của đoạn thẳng PM, gọi N là điểm sao cho Oy là đường trung trực của đoạn thẳng PN. Đường thẳng MN cắt Ox tại R, cắt Oy tại S. Chứng minh tia PO là tia phân giác của góc RPS.

Hướng dẫn giải

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 11)

Tam giác OPM là tam giác cân tại O (Vì Ox là đường trung trực của đoạn thẳng PM)

Suy ra OPM^=OMP^ (1) và OM = OP.

Lại có tam giác RPM là tam giác cân tại R (Ox, hay chính là Rx là đường trung trực của đoạn thẳng PM).

Suy ra RPM^=RMP^ (2)

Trừ vế với vế của (1) cho (2) ta có:

OPM^RPM^=OMP^RMP^

Hay OPR^=OMR^(*)

Tương tự ta có tam giác OPN là tam giác cân tại O (Vì Oy là đường trung trực của đoạn thẳng PN)

Suy ra OPN^=ONP^ (3) và ON = OP.

Lại có tam giác SPN là tam giác cân tại R (Oy, hay chính là Sy là đường trung trực của đoạn thẳng PN).

Suy ra SPN^=SNP^ (4)

Trừ vế với vế của (3) cho (4) ta có:

OPN^SPN^=ONP^SNP^.

Hay OPS^=ONS^(**)

Vì OM = ON (= OP) nên tam giác OMN là tam giác cân tại O.

Do đó: OMR^=ONS^(***)

Từ (*), (**), (***) ta suy ra được OPR^=OPS^.

Vậy suy ra PO là tia phân giác của góc RPS (đpcm).

Bài 3: Gọi H là trực tâm của tam giác nhọn ABC. Khi AH = BC, hãy chứng minh BAC^=45°.

Hướng dẫn giải

Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (Lý thuyết Toán lớp 7) | Kết nối tri thức (ảnh 12)

Gọi BJ là đường cao xuất phát từ B của tam giác ABC.

Xét hai tam giác AHJ và tam giác BCJ có:

AH = BC (gt)

AJH^=BJC^ =90°

JAH^=JBC^ (cùng phụ với JBC^)

Do đó ∆AHJ = ∆BCJ (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra AJ = BJ (hai cạnh tương ứng)

Xét tam giác JAB vuông tại J và có AJ = BJ (cmt)

Nên JAB là tam giác vuông cân tại J.

Vậy BAJ^=BAC^=45°(đpcm).

Học tốt Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác

Các bài học để học tốt Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác Toán lớp 7 hay khác:

15 Bài tập Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (có đáp án) - Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

Với 15 bài tập trắc nghiệm Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.

15 Bài tập Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác (có đáp án) - Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7

Xem thử

Chỉ 150k mua trọn bộ trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa: