Với lời giải bài tập Toán lớp 5 Bài 54: Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối (trang 58, 59) sách Kết nối tri thức hay nhất,
chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 5.
Giải Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 54: Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối (trang 58)
b) Các bạn lớp 5A dự định xếp các hộp đó vào thùng để thuận tiện cho việc vận chuyển. Quan sát kích thước thùng và ước lượng số hộp có thể xếp vào 1 thùng.
Ví dụ: Em ước lượng phòng học của em có chiều rộng khoảng 4 m, dài khoảng 6 m và cao khoảng 4 m.
Khi đó thể tích phòng là: 4 × 6 × 4 = 96 (m3)
Nếu trường em có một phòng kho cùng kích thước với phòng học của em thì phòng kho đó có thể xếp được nhiều nhất 96 thùng đồ dạng hình lập phương có thể tích 1 m3.
Học sinh tự ước lượng thực tế phòng học của mình.
Các bài học để học tốt Toán lớp 5 Bài 54: Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối:
Vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 54: Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối
Với giải vở bài tập Toán lớp 5 Bài 54: Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2.
Giải vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức Bài 54: Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối
Bài 1 trang 53 VBT Toán lớp 5 Tập 2: a) Tính thể tích của quyển từ điển dạng hình hộp chữ nhật dưới đây.
b) Hãy cho biết Rô-bốt có thể xếp được nhiều nhất bao nhiêu cuốn từ điển như thế vào chiếc thùng có chiều dài 44 cm, chiều rộng 36 cm và chiều cao 30 cm.
Lời giải
Bài giải
a) Thể tích quyển sách là:
18 × 11 × 5 = 990 (cm3)
b) Thể tích chiếc thùng là:
44 × 36 × 30 = 47 520 (cm3)
Số quyển sách xếp vào thùng là:
47 520 : 990 = 48 (cuốn)
Đáp số: a) 990 cm3
b) 48 cuốn từ điển
Bài 2 trang 53 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Một ngăn tủ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 80 cm, chiều rộng 30 cm và chiều cao 50 cm. Rô-bốt muốn xếp các hộp quà dạng hình lập phương cạnh 15 cm vào ngăn tủ đó. Em ước lượng Rô-bốt có thể xếp vào ngăn tủ đó nhiều nhất là .......... hộp quà.
Lời giải
Thể tích ngăn tủ là:
80 × 30 × 50 = 120 000 (cm3)
Thể tích hộp quà là:
15 × 15 × 15 = 3 375 (cm3)
Ước lượng số hộp quà được xếp vào ngăn tủ là:
120 000 : 3 375 = 35 (hộp quà) (dư 1 875 hộp)
Em ước lượng Rô-bốt có thể xếp vào ngăn tủ đó nhiều nhất là 35 hộp quà.
Bài 3 trang 54 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Một hộp bánh có kích thước như hình dưới đây:
Trong những chiếc hộp sau, hộp nào có thể tích bằng hoặc gần nhất với thể tích của hộp bánh trên?
Lời giải
Đáp án đúng là: D
- Thể tích hộp bánh là: 20 × 5 × 5 = 500 (cm3).
- Thể tích hộp A là: 10 × 10 × 10 = 1 000 (cm3).
- Thể tích hộp B là: 8 × 5 × 10 = 400 (cm3).
- Thể tích hộp C là: 14 × 4 × 4 = 224 (cm3).
- Thể tích hộp D là: 10 × 9 × 6 = 540 (cm3).
Bài 4 trang 54 VBT Toán lớp 5 Tập 2: Nam dùng xốp để làm kệ đặt chậu cây cảnh như hình bên. Tính thể tích xốp Nam dùng để làm chiếc kệ đó.
Lời giải
Bài giải
Đổi 1 m = 100 cm
Chiều dài của khối xốp lớn là:
240 – 70 = 170 (cm)
Thể tích của khối xốp lớn là:
170 × 80 × 100 = 1 360 000 (cm3)
Chiều cao của khối xốp nhỏ là:
100 – 40 = 60 (cm)
Thể tích của khối xốp nhỏ là:
80 × 70 × 60 = 336 000 (cm3)
Thể tích xốp Nam cần dùng là:
1 360 000 + 336 000 = 1 696 000 (cm3) = 1,696 m3
Đáp số: 1 696 000 m3
Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
15 Bài tập trắc nghiệm Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối lớp 5 (có lời giải)
Với 15 bài tập trắc nghiệm Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối Toán lớp 5 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ sách Kết nối tri thức
sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán lớp 5.
15 Bài tập trắc nghiệm Thực hành tính toán và ước lượng thể tích một số hình khối lớp 5 (có lời giải)
Câu 1. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Hình hộp chữ nhật bên có thể xếp được số khối màu xanh là:
A. 8 khối
B. 4 khối
C. 7 khối
D. 5 khối
Đáp án đúng là: D
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
10 × 2 × 6 = 120 (cm2)
Thể tích khối màu xanh là:
2 × 2 × 6 = 24 (cm3)
Hình hộp chữ nhật trên có thể xếp được số khối màu xanh là:
120 : 24 = 5 (khối)
Đáp số: 5 khối
Câu 2. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Thể tích của một hình lập phương có cạnh 2,3 cm là bao nhiêu?
A. 4,6 m3
B. 4,6 cm2
C. 12,167 cm3
D. 121,67 cm3
Đáp án đúng là: C
Thể tích của một hình lập phương có cạnh 2,3 cm là:
2,3 × 2,3 × 2,3 = 12,167 (cm3)
Đáp số: 12,167 cm3
Câu 3. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 4 cm và chiều cao 3 cm. Thể tích của hình hộp này là:
A. 60 cm³
B. 20 cm³
C. 12 cm³
D. 30 cm³
Đáp án đúng là: A
Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
5 × 4 × 3 = 60 (cm3)
Đáp số: 60 cm3
Câu 4. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Đơn vị nào sau đây dùng để đo thể tích?
A. cm
B. m2
C. cm3
D. cm2
Đáp án đúng là: C
Đơn vị dùng để đo thể tích là: cm3
Câu 5. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Thể tích của hình lập phương có cạnh 3 m là:
A. 15 m3
B. 27 m3
C. 125 m3
D. 100 m3
Đáp án đúng là: B
Thể tích hình lập phương cạnh 3 m là:
3 × 3 × 3 = 27 (m3)
Đáp số: 27 m3
Câu 6. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Nếu cạnh của hình lập phương là 7 dm, thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu mét khối?
A. 343 m3
B. 0,343 m3
C. 0,049 m3
D. 49 m3
Đáp án đúng là: B
Thể tích hình lập phương là:
7 × 7 × 7 = 343 (dm3)
Đổi: 343 dm3 = 0,343 m3
Đáp số: 0,343 m3
Câu 7. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
Thể tích của hình hộp chữ nhật là 120 cm³. Nếu chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 4 cm, chiều cao sẽ là … cm
A. 7
B. 5
C. 6
D. 4
Đáp án đúng là: C
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
120 : (5 × 4) = 6 (cm)
Đáp số: 6 cm
Vậy số cần điền là: 6.
Câu 8. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Một hình hộp chữ nhật có thể tích 150 cm3. Nếu chiều dài là 10 cm, ước lượng chiều rộng có thể là bao nhiêu nếu chiều cao là 5 cm?
A. 3 cm
B. 2 cm
C. 4 cm
D. 5 cm
Đáp án đúng là: A
Chiều rộng hình hộp chữ nhật là:
150 : (10 × 5) = 3 (cm)
Đáp số: 3 cm
Câu 9 Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm và chiều cao 3 cm. Tính thể tích của hộp theo đơn vị đề-xi-mét khối?
A. 72 dm3
B. 0,72 cm3
C. 0,072 dm3
D. 0,72 dm3
Đáp án đúng là: C
Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
6 × 4 × 3 = 72 (cm3)
Đổi: 72 cm3 = 0,072 dm3
Đáp số: 0,072 dm3
Câu 10. Em hãy chọn đáp án đúng nhất.
Một kho chứa có thể tích là 300 dm3, nếu xếp kín vào kho đó 15 thùng hàng cùng loại. Vậy loại thùng hàng thích hợp để xếp vào kho là thùng có kích thước nào sau đây?
A. Dài 5 dm, rộng 3 dm, cao 6 dm
B. Dài 9 dm, rộng 3 dm, cao 5 dm
C. Dài 5 dm, rộng 5 dm, cao 5 dm
D. Dài 5 dm, rộng 2 dm, cao 2 dm
Đáp án đúng là: D
Thùng hàng cần xếp có thể tích là:
300 : 15 = 20 (dm3)
A. Thể tích thùng hàng là: 5 × 3 × 6 = 90 (dm3)
B. Thể tích thùng hàng là: 9 × 3 × 5 = 135 (dm3)
C. Thể tích thùng hàng là: 5 × 5 × 5 = 125 (dm3)
D. Thể tích thùng hàng là: 5 × 2 × 2 = 20 (dm3)
Vậy thùng hàng thích hợp là thùng có: Dài 5 dm, rộng 2 dm, cao 2 dm.
Câu 11. Em hãy nối thể tích với hình tương ứng:
Thể tích khối màu cam: 9 × 6 × 12 = 648 (dm3)
Thể tích khối màu vàng là: 21 × 6 × 9 = 1 134 (dm3)
Thể tích khối màu xanh là: 12 × 6 × 27 = 1 944 (dm3)
Câu 12. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 4 cm và chiều cao 2 cm. Thể tích của hình hộp đó là: 64 cm3
b) Một hình lập phương có thể tích 64 cm³. Chiều dài cạnh là 5 cm3
c) Một chiếc hộp có thể tích 90 cm³. Nếu chiều dài của hộp là 6 cm và chiều cao là 3 cm, chiều rộng của nó là: 4 cm
a) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 4 cm và chiều cao 2 cm. Thể tích của hình hộp đó là: 64 cm3
Đ
b) Một hình lập phương có thể tích 64 cm³. Chiều dài cạnh là 5 cm3
S
c) Một chiếc hộp có thể tích 90 cm³. Nếu chiều dài của hộp là 6 cm và chiều cao là 3 cm, chiều rộng của nó là: 4 cm
S
Giải thích
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là: 8 × 4 × 2 = 64 (cm3)
b) Ta có: 5 × 5 × 5 = 125 (cm3)
Vậy cạnh hình lập phương khác 5.
c) Thể tích chiếc hộp đó là: 6 × 3 × 4 = 72 (cm3)
Vậy: Nếu chiều dài của hộp là 6 cm và chiều cao là 3 cm, chiều rộng của nó là: 4 cm thì thể tích của hình hộp đó là 72 cm3
Câu 13. Điền số thích hợp vào ô trống
Bác Thảo đặt mua 160 hộp bánh với chiều dài 15 cm, chiều rộng 5 cm và chiều cao 20 cm tại một cửa hàng. Cửa hàng xếp các hộp bánh đó vào các thùng bìa có thể tích 0,12 m3 để tiện vận chuyển. Hỏi để xếp được hết số hộp bánh bác Thảo mua thì cửa hàng cần bao nhiêu thùng bia?
Bạn lan đã giải theo các bước sau:
Bước 1: Đổi: 0,12 m3 = 120 000 (cm3)
Bước 2: Thể tích mỗi hộp bánh là: 15 × 5 × 20 = 1 500 (cm3)
Bước 3: Cửa hàng cần số thùng bia là: 120 000 : 1 500 = 80 (thùng)
Đáp số: 80 thùng bia
Em hãy cho biết, bạn Lan đã tính sai từ bước …
Đổi: 0,12 m3 = 120 000 (cm3)
Thể tích mỗi hộp bánh là:
15 × 5 × 20 = 1 500 (cm3)
Thể tích 160 hộp bánh là:
1 500 × 160 = 240 000 (cm3)
Cửa hàng cần số thùng bia là:
240 000 : 120 000 = 2 (thùng)
Đáp số: 2 thùng bia
Vậy bạn Lan sai từ bước thứ 3.
Câu 14: Điền số thích hợp vào ô trống
Một hình hộp chữ nhật có thể tích 200 cm³. Nếu chiều dài là 10 cm và chiều rộng là 5 cm, ước lượng chiều cao là: … cm
Chiều cao hình hộp chữ nhật là:
200 : (10 × 5) = 4 (cm)
Đáp số: 4 cm
Nếu chiều dài là 10 cm và chiều rộng là 5 cm, ước lượng chiều cao là: 4 cm.
Câu 15. Điền số thích hợp vào ô trống
Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 m, chiều rộng 3 m và chiều cao 2 m. Nếu bể chứa đầy nước thì cần … lít nước. (1 dm3 = 1 lít)
Thể tích bể nước là:
5 × 3 × 2 = 30 (m3)
Đổi: 30 m3 = 30 000 dm3 = 30 000 lít
Vậy bể chứa đầy nước thì cần: 30 000 lít nước
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 5 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: