Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDCD 6 Bài 7.
Giải GDCD 6 Cánh diều Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Video Giải Giáo dục công dân 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người - Cô Khánh Huyền (Giáo viên VietJack)
Khởi động
Thanh đang đi một mình trên đường thì bị một người lớn hơn bắt nạt
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Khởi động trang 33 GDCD 6:
Thanh đang đi một mình trên đường thì bị một người lớn hơn bắt nạt. Em hãy giúp Thanh chọn một trong các cách xử lí sau?
A. Hét to để người khác nghe thấy.
B. Khóc, van xin kẻ bắt nạt.
C. Bình tĩnh tìm cách thoát thân.
Lời giải:
C. Bình tĩnh tìm cách thoát thân.
Thanh cần bình tĩnh để ứng phó với tình huống nguy hiểm. Thanh nên vừa bình tĩnh gào lên kêu cứu kết hợp với quan sát xung quanh để tìm phương hướng thuận lợi chạy thoát khỏi nơi nguy hiểm.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: a) Những chi tiết nào trong thông tin trên cho thấy
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Khám phá 1 trang 34 GDCD 6:
1. Tình huống nguy hiểm từ con người
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a) Những chi tiết nào trong thông tin trên cho thấy H là nạn nhân của những kẻ bắt nạt?
b) Khi bị bắt nạt, H đã cảm thấy như thế nào?
Lời giải:
a) Chi tiết: H bắt đầu vào học lớp 5 bị bắt nạt về giọng nói vùng miền, cũng như bị trêu chọc cả về bề ngoài của cậu. Nếu H phản đối thì ngay lập tức H bị doạ đánh. H đã bị đánh mấy lần nên cậu cảm thấy sợ hãi, cô độc, chán nản và chểnh mảng học hành.
b) Khi bị bắt nạt, H đã cảm thấy không còn yêu bản thân mình nữa, luôn trong tâm lí sợ hãi: "Tôi cảm thấy chẳng ai ưa tôi cả. Vì vậy tôi cũng không ưa tôi”.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
Các hình ảnh trên nói về những mối nguy hiểm nào từ con người? Những hậu quả
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Khám phá 2 trang 34 GDCD 6:
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
? Các hình ảnh trên nói về những mối nguy hiểm nào từ con người? Những hậu quả nào có thể xảy ra trong các tình huống trên?
Lời giải:
- Các hình ảnh trên nói về những mối nguy hiểm nào từ con người:
+ Hình 1: Hai bạn đang chạy đuổi bắt nhau ở cầu thang.
+ Hình 2: Hai bạn học sinh đang cấm không cho bạn học sinh nữ đi qua con đường. Đây là một hành vi bắt nạt.
- Những hậu quả có thể xảy ra:
+ Hình 1: Đuổi bắt có thể gây ngã cầu thang, dẫn đến chấn thương, ảnh hưởng sức khỏe.
+ Hình 2: Bắt nạt có thể gây ra ám ảnh, sợ hãi ảnh hưởng về tinh thần.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
An và Ninh đi chăn bò ở ven rừng, bỗng phát hiện thấy một vật lạ giống quả mìn
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Khám phá 3 trang 35 GDCD 6:
Thảo luận tình huống sau:
An và Ninh đi chăn bò ở ven rừng, bỗng phát hiện thấy một vật lạ giống quả mìn. An tò mò đến gần vật lạ, sờ tay vào, định lấy đá đập thì Ninh ngăn lại và nói:
- Có lẽ đây là quả mìn, cậu đừng động vào. Mình đi báo cho các bác ở xã ra xử lí nhé!
An tỏ vẻ khó chịu:
- Có gì đâu mà phải sợ, quả mìn này chắc từ lâu lắm rồi, không nổ được nữa đâu. Mình cứ cầm về nhà chơi, không sao đâu.
Thấy vậy, Ninh kiên quyết không cho An đến gần chỗ có mìn và bảo bạn chạy đi báo với Uỷ ban nhân dân xã, còn mình thì ở lại đó trông.
a) An và Ninh đã gặp phải tình huống nguy hiểm gì?
b) Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về cách giải quyết của hai bạn trong tình huống trên.
Lời giải:
a) An và Ninh đã gặp phải tình huống nguy hiểm là gặp một quả mìn, có thể khiến quả mìn phát nổ, gây tai nạn cho con người.
b) Cách giải quyết của Ninh rất thoả đáng, an toàn còn cách của An thì chủ quan vô trách nhiệm với tính mạng của bản thân.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
Nêu các tình huống nguy hiểm từ con người và hậu quả có thể xảy ra
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Luyện tập 1 trang 36 GDCD 6:
(1) Nêu các tình huống nguy hiểm từ con người và hậu quả có thể xảy ra theo bảng dưới đây:
Không gian
Ở nhà
Ở trường
Ở những nơi khác
Những nguy hiểm có thể xảy ra
Hậu quả của tình huống nguy hiểm
Lời giải:
Các tình huống nguy hiểm từ con người và hậu quả có thể xảy ra:
Không gian
Ở nhà
Ở trường
Ở những nơi khác
Những nguy hiểm có thể xảy ra
Trộm cắp
Bắt nạt
Cướp giật
Xâm hại người khác
Hậu quả của tình huống nguy hiểm
Thiệt hại về của cải vật chất, tổn hại đến tinh thần, sức khỏe và tính mạng của cá nhân, gây mất trật tư an ninh xã hội.
Với học sinh bắt nạt hình thành những hành vi bạo lực, nguy cơ phạm tội, học hành sa sút… Với nạn nhân của bắt nạt thì sợ sệt, lo hãi, sợ đến đi học, trầm cảm, ý định tự tử… Học sinh chứng kiến có thể bắt chước hành vi bắt nạt, gia tăng nguy cơ có những hành vi bạo lực, hay có sự lo lắng sẽ bị trả thù hoặc cũng sẽ bị bắt nạt như nạn nhân… Gây mất trật tự an toàn xã hội.
- Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn những thiệt hại khác về tính mạng, sức khỏe; gây mất trật tự xã hội
– Hậu quả khi bị xâm hại là tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai, khó hoà nhập với xã hội; tổn thương vế sức khỏe, thể chất; gây tâm lí hoang mang, lo sợ trong xã hội.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
Trong các tình huống sau, tình huống nào gây nguy hiểm? Hậu quả của chúng
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Luyện tập 2 trang 36 GDCD 6:
(2) Trong các tình huống sau, tình huống nào gây nguy hiểm? Hậu quả của chúng là gì?
A. Hưng thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng.
B. Nhóm bạn rủ nhau tự đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách nơi ở khoảng 30 km.
C. Khi trực nhật, Mai sơ ý làm vỡ bình hoa trên bàn giáo viên.
D. Khi bị lạc đường, Phương rất sợ nên không biết phải làm như thế nào.
Lời giải:
- Tình huống nào gây nguy hiểm là
A. Hưng thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng. Hậu quả: Hưng có thể sẽ gặp phải người xấu muốn bắt cóc, cướp của, xâm hại hoặc gặp sự cố như hỏng xe, ngã xe…
B. Nhóm bạn rủ nhau tự đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách nơi ở khoảng 30 km. Hậu quả: Nhóm bạn có thể bị kẻ xấu lừa để bắt cóc, cướp của, xâm hại hoặc bị lạc đường, đi nhầm xe…
C. Khi trực nhật, Mai sơ ý làm vỡ bình hoa trên bàn giáo viên. Hậu quả: Nếu không cẩn thận Mai hoặc các bạn có thể bị thương do mảnh vỡ của bình hoa tạo ra.
D. Khi bị lạc đường, Phương rất sợ nên không biết phải làm như thế nào. Hậu quả: Phương hoảng loạn, không tìm được đường. Nếu gặp kẻ xấu có thể bị bắt cóc, cướp của, xâm hại…
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
Bố mẹ đi vắng, hai anh em Minh và Ngọc ở nhà học bài. Bỗng có tiếng chuông cửa
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Luyện tập 3 trang 36 GDCD 6:
(3) Bố mẹ đi vắng, hai anh em Minh và Ngọc ở nhà học bài. Bỗng có tiếng chuông cửa, Ngọc chạy ra thì thấy một chú tự giới thiệu là nhân viên Công ty Điện lực, đề nghị vào nhà để kiểm tra các thiết bị điện của gia đình. Ngọc định mở cửa cho chủ thợ điện vào thì anh Minh liền lắc đầu từ chối và nói rằng khi bố mẹ về thì chú quay lại.
a) Em có đồng ý với cách giải quyết của Minh trong tình huống trên không? Tại sao?
b) Nếu Ngọc mở cửa cho chú thợ điện vào nhà khi bố mẹ đi vắng, điều gì có thể xảy ra?
Lời giải:
a) Em có đồng ý với cách giải quyết của Minh trong tình huống trên vì bạn rất cẩn thận không mở cửa cho người lạ vào nhà khi bố mẹ đi vắng. Người lạ có thể có ý đồ xấu, gây những hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại đến Minh và Ngọc.
b) Nếu Ngọc mở cửa cho chú thợ điện vào nhà khi bố mẹ đi vắng, chuyện có thể xảy ra là hai anh em bị bắt cóc, xâm hại và mất trộm tài sản.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
Chiến, học sinh lớp 6A hay bắt nạt các bạn học yếu thế hơn mình, trong đó có Dương
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Luyện tập 4 trang 36 GDCD 6:
(4) Chiến, học sinh lớp 6A hay bắt nạt các bạn học yếu thế hơn mình, trong đó có Dương. Gần đây, Dương phải thức khuya hơn để vừa làm hết bài tập của mình, vừa chép lại bài tập về nhà vào vở cho Chiến. Trong các giờ kiểm tra, Dương phải tìm cách cho Chiến nhìn bài của mình. Cứ nghĩ đến sự đe doạ của Chiến, Dương cảm thấy rất sợ hãi và lo lắng.
a) Theo em, Dương có nên im lặng và làm theo yêu cầu của Chiến không? Vì sao?
b) Nếu là Dương, em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Lời giải:
a) Theo em, Dương không nên im lặng và làm theo yêu cầu của Chiến vì đó là hành động bắt nạt sai trái. Nếu Dương cứ im lặng thì Chiến sẽ tiếp tục bắt nạt Dương với những hình thức khác và Chiến sẽ còn bắt nạt cả những bạn khác. Điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng với Dương và các bạn bị bắt nạt.
b) Nếu là Dương em sẽ báo cáo với giáo viên và nói với bố mẹ để nhờ người lớn giải quyết.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
Em hãy sưu tầm các biện pháp ứng phó khi xảy ra các tình huống nguy hiểm
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Vận dụng 1 trang 37 GDCD 6: (1) Em hãy sưu tầm các biện pháp ứng phó khi xảy ra các tình huống nguy hiểm từ con người, ngoài những biện pháp mà em đã được học và lập thành cuốn sổ tay cá nhân.
Lời giải:
* Định hướng (gợi ý):
- Sưu tầm các biện pháp ứng phó khi xảy ra các tình huống nguy hiểm từ con người.
- Có thể vẽ tranh hoặc in tranh và dán thêm vào sổ cho sinh động.
* Bài mẫu:
Các biện pháp ứng phó nguy hiểm từ con người ngoài những biện pháp mà em đã được học là:
* Quy tắc Năm “Luôn” và Năm “Không”
- Năm “Luôn”:
+ Luôn cảnh giác cao với người lạ.
+ Luôn dùng mật khẩu khi có người khác đón ở trường.
+ Luôn nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của bố mẹ.
+ Luôn tạo thói quen “đi thưa về gửi”.
+ Luôn cố gắng bình tĩnh trong mọi trường hợp, kêu cứ và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe.
- Năm “Không”
+ Không tiếp xúc với người lạ.
+ Không nhận quà của người lạ.
+ Không đi theo người lạ.
+ Không chuyển đồ giúp người lạ.
+ Không cố gắng giữ “bí mật” theo yêu cầu của một người khác.
* Dùng điện thoại quay lại hành vi của kẻ xấu và nói sẽ đăng tải lên mạng.
* Học võ để tự vệ.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
Vẽ bản đồ cảnh báo nguy hiểm trên đường từ nhà em đến trường học bằng cách
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Vận dụng 2 trang 37 GDCD 6:
(2) Vẽ bản đồ cảnh báo nguy hiểm trên đường từ nhà em đến trường học bằng cách:
- Đánh dấu vào những địa điểm không an toàn và ghi chú (bắt nạt, trêu chọc, chặn đánh,...).
- Lưu ý những thời điểm không an toàn khi đi một mình.
- Chú ý việc cần làm để đảm bảo an toàn.
Lời giải:
- Chú ý việc cần làm để đảm bảo an toàn:
+ Cảnh giác cao và hạn chế tiếp xúc với người lạ.
+ Tan học về nhà luôn.
+ Luôn cố gắng bình tĩnh trong mọi trường hợp, kêu cứ và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
Xây dựng thông điệp “Vì một trường học an toàn”. Mỗi nhóm xây dựng
Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Vận dụng 3 trang 37 GDCD 6:
(3) Xây dựng thông điệp “Vì một trường học an toàn”:
- Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp theo các nội dung sau:
+ Các hành động gây nguy hiểm cho các bạn học sinh mà chúng tôi đã chứng
kiến là:...
+ Chúng tôi phản đối các hành động gây nguy hiểm đó, vì những hậu quả mà
chúng có thể gây ra là:...
+ Chúng ta có thể cùng loại bỏ các hành động gây nguy hiểm đó bằng cách:...
- Trình bày, giới thiệu thông điệp của các nhóm.
- Các nhóm bình chọn thông điệp hay nhất.
Lời giải:
Vì một trường học an toàn. Thông điệp: "Những bí mật riêng tư bên trong chiếc quần lót chỉ thuộc về bạn, chỉ mình bạn mà thôi".
- Các hành động gây nguy hiểm cho các bạn học sinh mà chúng tôi đã chứng kiến là: bị bắt nạt, bị xâm hại..
- Chúng tôi phản đối các hành động gây nguy hiểm đó, vì những hậu quả mà chúng có thể gây ra là ảnh hưởng tới sức khoẻ và tinh thần, tính mạng và tương lai của người bị hại.
- Chúng ta có thể cùng loại bỏ các hành động gây nguy hiểm đó bằng cách: tuyên truyền đoàn kết, vui chơi lành mạnh an toàn giữa các học sinh, học các biện pháp đối phó với các tình huống nguy hiểm. "Nếu có ai đó nói rằng họ muốn xem những bí mật đó, hay cố tình chạm vào nó dù không được bạn cho phép, hãy hét thật to với họ rằng "Không bao giờ" và sau đó, hãy nói chuyện này cho bất cứ một ai mà bạn tin tưởng hoặc những người thân mà bạn hay nói chuyện cùng".
Nhóm cho cả lớp xem một đoạn phim hoạt hình ca nhạc với nội dung nói về việc làm thế nào để các bậc cha mẹ có thể giáo dục cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ thân thể, đồng thời dạy trẻ biết cách xử lý khi gặp phải tình huống xấu. Nhân vật chính trong đoạn phim hoạt hình này là một chú khủng long đáng yêu mặc một chiếc quần lót hình cá, cậu dùng bài ca và tiếng hát của mình để giúp những em bé khác hiểu về chiếc quần lót và làm như thế nào trong trường hợp gặp người xấu.
Lời giải bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay, chi tiết khác:
Sách bài tập GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người - Cánh diều
Giải sách bài tập GDCD lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người - Cánh diều
Với soạn, giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn
sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT GDCD 6 Bài 7.
Lý thuyết GDCD 6 Cánh diều Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Lý thuyết Giáo dục công dân 6 Cánh diều Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người hay nhất, ngắn gọn sách Cánh diều
sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 6.
1. Tình huống nguy hiểm từ con người
- Tình huống nguy hiểm từ con người là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người như: trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,... làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội.
2. Hậu quả của tình huống gây nguy hiểm từ con người
- Tình huống nguy hiểm từ con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
+ Huỷ hoại tài sản của con người và xã hội.
+ Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.
3. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người
- Bước 1: Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm:
+ Nguy hiểm đến từ đối tượng nào?
+ Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm?
- Bước 2: Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:
+ Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.
+ Đánh lạc hướng đối phương.
+ Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111, 112, 113, 114,...).
+ Chạy đến chỗ đông người để thoát khỏi đối tượng gây nguy hiểm.
- Bước 3: Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm: Bình tĩnh để có cách xử lí phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 Cánh diều Bài 7 (có đáp án): Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người sách Cánh diều có đáp án
chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6.
Trắc nghiệm GDCD 6 Cánh diều Bài 7 (có đáp án): Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “Tình huống nguy hiểm từ con người”?
A. Làm tổn hại, ảnh hưởng đến tinh thần của người khác.
B. Làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất của cá nhân và xã hội.
C. Là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người.
D. Là những tình huống xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên.
Đáp án D
Tình huống nguy hiểm từ con người là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người làm tổn hại tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội (SGK trang 34).
Câu 2: Đâu là Tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Động đất.
B. Sóng thần.
C. Lũ quét.
D. Trộm cắp.
Đáp án D
- Trộm cắp là tình huống nguy hiểm từ con người?
- Động đất, sóng thần, lũ quét là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên.
Câu 3: Đâu không phải là Tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Bắt cóc.
B. Xâm hại tình dục.
C. Bạo lực học đường.
D. Lũ quét, sạt lở đất.
Đáp án D
- Bắt cóc, xâm hại tình duch, bạo lực học đường là tình huống nguy hiểm từ con người,
- Lũ quét, sạt lở đất là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là các bước để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm.
B. Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
C. Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tính huống nguy hiểm.
D. Tự nhận xét, đánh giá để tìm ra ưu – nhược điểm của bản thân.
Đáp án D
Các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người là:
- Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm.
- Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
- Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tính huống nguy hiểm.
Câu 5: Theo em, bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây có nguy cơ đối mặt với tình huống nguy hiểm nào?
A. Bắt cóc.
B. Bạo lực học đường.
C. Bạo lực gia đình.
D. Hỏa hoạn, cháy nổ.
Đáp án A
- Bạn nhỏ trong bức tranh minh họa có nguy cơ phải đối mặt với tình huống bắt cóc (bức tranh miêu tả: một người đàn ông lạ mặt đang du dỗ bạn nhỏ lên xe để chở tới một cửa hàng nào đó).
Câu 6: Muốn phản ánh, báo cáo về tình trạng bạo hành trẻ em, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây?
A. Số 111.
B. Số 112.
C. Số 113.
D. Số 114.
Đáp án A
111 là đường dây nóng bảo vệ trẻ em của Việt Nam.
Câu 7: Muốn được trợ giúp, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây?
A. Số 111.
B. Số 112.
C. Số 113.
D. Số 114.
Đáp án B
Số điện thoại khẩn cấp 112 là đầu số khẩn cấp khi cần cứu nạn khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn chung cho mọi tình huống và sẽ được sử dụng trên phạm vi toàn quốc (Việt Nam).
Câu 8: Khi cần hỗ trợ các vấn đề việc mang tính khẩn cấp liên quan đến an ninh trật tự, người dân có thể gọi đến số điện thoại nào dưới đây?
A. Số 111.
B. Số 112.
C. Số 113.
D. Số 114.
Đáp án C
Khi cần hỗ trợ các vấn đề việc mang tính khẩn cấp liên quan đến an ninh trật tự thì người dân có thể bấm số điện thoại 113
Câu 9: Nếu gặp phải các tính trạng như hỏa hoạn, cháy nổ, hoặc bị mắc kẹt trong những tòa nhà, thang máy,… thì bạn có thể liên hệ đến đầu số nào để được ứng cứu kịp thời.
A. Số 115.
B. Số 114.
C. Số 113.
D. Số 111.
Đáp án B
Nếu gặp phải các tính trạng như hỏa hoạn, cháy nổ, hoặc bị mắc kẹt trong những tòa nhà, thang máy, hầm mỏ… thì bạn có thể liên hệ đến đầu số 114 để được ứng cứu kịp thời.
Câu 10: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
A và N đi chăn bò ở ven rừng, bỗng phát hiện thấy vật thể lạ giống quả mìn. A và N tò mò đến gần vật lạ. A định lấy đá đập vào vật thể lạ, N lại góp ý nhặt vật thể ấy mang về báo cáo với các chú công an xã. Hai bạn tranh cãi nhau về việc nên xử lí vật thể ấy như thế nào. Chú K đi ngang qua, nghe được câu truyện của 2 bạn, chú đã kiên quyết không cho 2 bạn đến gần vật thể lạ, và gọi điện báo cáo ngay với chính quyền địa phương.
Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã hành động đúng?
A. Bạn N.
B. Bạn A.
C. Bạn N và chú K.
D. Chú K.
Đáp án D
- Trong tình huốn trên chú K là người hành động đúng.
- Bạn A sai, khi định lấy đá đập vật thể lạ => hành động đó nếu diễn ra sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của A và N.
- Suy nghĩ trình báo với các chú công an xã của bạn N là đúng nhưng ý tưởng nhặt vật thể lạ lên rồi đem về trình báo là sai => có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chính bạn N và những người xung quanh.
Câu 11: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
L và K ở nhà trông nhà, bố mẹ hai em đã đi về quê từ chiều. Tối đến, khi đang ngủ, có người đột nhiên gõ cửa và bảo rằng bố mẹ nhờ tới nhà kiểm tra. L và K nhất định không mở cửa vì giờ này đã muộn thì hắn lao vào xô cửa khiến một bên chốt cửa lung lay như sắp bung ra. Hai bạn vì quá sợ hãi nên đã kêu cứu rất to và may mắn có bác hàng xóm sang kịp thời cứu.
Hành động kêu cứu của hai bạn L và K đã thể hiện bước làm nào trong số các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người mà em đã được học?
A. Nhận diện đối tượng gây ra nguy hiểm.
B. Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
C. Nhận diện nguy cơ có thể xảy ra trong tình huống nguy hiểm.
D. Đánh giá hậu quả của việc không thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
Đáp án B
Hành động của L và K thể hiện bước làm: tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều có đáp án hay khác: